Amidan là gì?
Amidan là một tổ chức bạch huyết ở phía sau của cổ họng, là vị trí giao nhau giữa đường ăn và đường thở được ví như cửa ngõ quan trọng bảo vệ đường hô hấp.
Tác dụng của Amidan?
- Tiết ra các kháng thể chống lại sự tấn công của (virus, vi khuẩn, vi nấm).
- Đối với đường hô hấp, Amidan, được coi như là “Một người lính canh gác và bảo vệ” ban đầu của đường hô hấp.
Các nguyên nhân gây viêm Amidan?
- Vi khuẩn, vi khuẩn, vi nấm.
- Thời tiết thay đổi đột ngột, ô nhiễm môi trường, điều kiện sinh hoạt thấp, vệ sinh kém.
- Sức đề kháng kém, cơ địa dị ứng.
- Có các ổ viêm nhiễm ở họng, miệng: như sâu răng, viêm lợi, viêm V.A, viêm xoang
- Cấu trúc giải phẫu của Amidan có nhiều khe, hốc là nơi ẩn náu của vi khuẩn.

Khi nào thì nên cắt Amidan?
Khi Amidan không còn làm tốt nhiệm vụ của mình là “Người lính canh gác, bảo vệ” cho tuyến đầu của đường hô hấp và trở thành gánh nặng của cơ thể khi thường xuyên mắc bệnh như:
- Viêm Amidan nhiều lần (thường là 5 – 6 lần trong một năm).
- Gây biến chứng áp xe quanh Amidan, viêm mũi, xoang, tai giữa, phế quản, phổi…
- Gây biến chứng xa: viêm màng trong tim, cầu thận, khớp, rối loạn tiêu hóa…
- Gây hội chứng ngạt thở khi ngủ, khó nuốt, giọng ngậm hột thị (khó nói).
Phương pháp cắt Amidan
Các phương pháp cắt bằng: dao điện đơn cực hay lưỡng cực, Coblator, Plasma.
Tài liệu tham khảo: Bộ Y tế (2015), Quyết định số 5643/QĐ-BYT ngày 31/12/2015 của Bộ Y Tế về việc ban hành “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Tai Mũi họng”
Bệnh viện đa khoa Sài Gòn Nha Trang
BS. Ngô Việt Lào
Chuyên khoa TMH – Khoa Khám bệnh