BÉ TRAI 14 TUỔI THỦNG DẠ DÀY ĐƯỢC CẤP CỨU THÀNH CÔNG

Tuần qua, Khoa Ngoại BVĐK Sài Gòn Nha Trang đã phẫu thuật nội soi cấp cứu khâu lỗ thủng dạ dày ở bé trai 14 tuổi (Nha Trang). Theo chia sẻ của BSCKII.Cao Việt Dũng đây là trường hợp hiếm gặp, cũng là dạng cấp cứu ngoại khoa nguy hiểm bởi khả năng biến chứng nặng dẫn đến tử vong cao nếu không được chẩn đoán và phẫu thuật kịp thời.

Theo người nhà bệnh nhân, cháu T. có hiện tượng đau bụng âm ỉ, táo bón kéo dài trong thời gian gần đây. Trước khi nhập viện, em T. có dấu hiệu đau bụng nhiều, đau quằn quại nên gia đình đưa bé đến bệnh viện để thăm khám. Tại khoa Cấp cứu, các bác sĩ cho em T. làm các xét nghiệm, kết quả cho thấy có dấu hiệu nhiễm trùng đường ruột, viêm loét dạ dày tá tràng. Em T. được cho nhập viện và tiếp tục theo dõi tại khoa Nhi. Tại đây, qua thăm khám lâm sàng em T. có phản ứng thành bụng vùng thượng vị rõ, kết quả siêu âm ổ bụng thấy có ít dịch tự do; hình ảnh X-quang, CT cũng cho thấy có liềm hơi 2 bên. Dựa vào kinh nghiệm và kết quả lâm sàng, các bác sĩ chẩn đoán T. bị thủng tạng rỗng cần can thiệp ngoại khoa cấp cứu.

Với sự phối hợp nhanh chóng giữa các khoa, ekip mổ nhanh chóng được thành lập và tiến hành phẫu thuật khâu lỗ thủng ổ loét dạ dày bằng phương pháp nội soi cho bệnh nhi. Trực tiếp phẫu thuật ca bệnh này, BSCKII Cao Việt Dũng cho biết quá trình phẫu thuật thấy ổ bụng có nhiều dịch tiêu hoá, kiểm tra thấy mặt trước môn vị có một lỗ thủng có đường kính 0.5cm, bờ lỗ thủng mềm mại. Các bác sĩ đã hút sạch dịch, khâu lỗ thủng dạ dày, rửa bụng, dẫn lưu.

Kết thúc ca phẫu thuật lúc 1h20’ sáng, bệnh nhi dần ổn định và được các bác sĩ và điều dưỡng khoa Ngoại theo dõi. Sau 4 ngày chăm sóc và điều trị tại khoa, em đã được xuất viện.

Cảnh báo nguy cơ thủng dạ dày – tá tràng ở trẻ em

Theo bác sĩ Cao Việt Dũng, thủng dạ dày ở trẻ hiếm gặp nên rất dễ chẩn đoán nhầm với các bệnh lý cấp tính khác như viêm ruột thừa, lồng ruột, tắc ruột, viêm túi mật, viêm tụy… Trẻ bị thủng dạ dày thường có các triệu chứng đau bụng dữ dội, nôn, có thể vật vã, tím tái khi đã trở nặng. Nếu không được cấp cứu kịp thời có thể tử vong do nhiễm trùng, nhiễm độc, suy đa phủ tạng…

 Hiện nay, nhiều bậc cha mẹ vẫn cho rằng trẻ em không bị loét dạ dày tá tràng, nhưng các kết quả nghiên cứu cho thấy trẻ cũng có thể bị mắc bệnh lý trên. Khác với người lớn, loét dạ dày – tá tràng thường do vi khuẩn  H. pylori (khuẩn HP) gây ra, ở trẻ em đa số các trường hợp nguyên nhân gây bệnh là do yếu tố tâm lý, học tập căng thẳng, xem tivi, chơi game quá nhiều, thức khuya, ăn nhiều thức ăn nhanh, ăn uống không đúng giờ giấc…

Qua trường hợp bệnh nhi này, BSCKII Cao Việt Dũng – Giám đốc chuyên môn của Bệnh viện khuyến cáo phụ huynh:

  • Không nên gây áp lực lên con cái quá nhiều, luôn để trẻ lạc quan, vui tươi, thoải mái, tránh thức khuya…
  • Tập cho trẻ thói quen ăn uống hợp lý, không để đói quá và cũng tránh ăn quá no.
  • Nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày và có giờ nhất định, ăn chậm, nhai kỹ sẽ tốt cho tiêu hoá.
  • Hạn chế các thực phẩm xào, rán, nướng, các thực phẩm mặn… và đặc biệt tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, trà đặc,…
  • Không ăn các thức ăn quá chua, uống quá lạnh, ăn quá nóng, nên ăn thức ăn mềm, dễ tiêu.

Khi thấy trẻ có các biểu hiện như đau bụng tái đi tái lại thường xuyên, khó chịu đường tiêu hóa, gia đình cần cho trẻ đi khám ngay.

Ba mẹ có thể tham khảo thêm các bài viết liên quan:

Chia sẻ:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Quý khách có các thắc mắc liên quan đến phương pháp điều trị, chính sách ưu đãi, biểu phí, hình thức thanh toán vui lòng để lại thông tin và chúng tôi sẽ liên hệ lại.

Hoặc Quý khách có thể gọi đến tổng đài 02583.898.789 để được hỗ trợ.

Cảm ơn Quý khách.

ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

BỆNH VIỆN ĐA KHOA SÀI GÒN NHA TRANG
– Lô số 10 đường 19/5, KĐT Vĩnh Điềm Trung, Vĩnh Hiệp, Nha Trang, Khánh Hoà
– Điện thoại: 0258 3898789
– Fanpage: Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn Nha Trang

THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG: THỨ 2 ĐẾN THỨ 7
– Sáng 7h00 – 11h30
– Chiều 13h00 – 16h30
– Cấp cứu 24/7: 0889455115