Ợ chua khi mang thai là một cảm giác khó chịu phổ biến khi mang thai. Từ 30%-80% phụ nữ có các triệu chứng ợ chua , khó tiêu hoặc trào ngược axit trong khi đang mang thai. Triệu chứng này có thể bắt đầu bất cứ lúc nào trong thai kỳ, nhưng nó phổ biến hơn trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba khi thai nhi lớn lên.
CHỨNG Ợ CHUA KHI MANG THAI LÀ GÌ ?
Dưới đây là những điều sản phụ cần biết về các triệu chứng, nguyên nhân và biến chứng của chứng ợ nóng khi mang thai, cùng với các cách xử trí.
- Ợ chua xảy ra khi thức ăn và axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản.
- Dịch vị acid sẽ không có hại gì khi ở trong dạ dày vì các tế bào tạo thành niêm mạc dạ dày có nhiệm vụ giữ acid và các enzym phân hủy thức ăn. Nhưng lớp niêm mạc của thực quản nhạy cảm hơn lớp niêm mạc của dạ dày.
Vì vậy, khi những gì trong dạ dày trào ngược lên thực quản, nó sẽ gây ra kích ứng như cảm giác bỏng rát
TRIỆU CHỨNG Ợ CHUA KHI MANG THAI CÓ THỂ KÉO DÀI VÀI GIỜ
Chứng ợ chua khi mang thai thường xuất hiện sau bữa ăn và nó thường nặng nề hơn vào ban đêm hoặc khi bạn đang nằm ngủ trưa. Khi dịch vị axit trào ngược trở lại thực quản, nó có thể đi lên đến phía sau cổ họng và gây ra các triệu chứng :
- Đau ở ngực sau xương ức
- Nóng rát ở ngực hoặc ở cổ họng
- Có vị chua, chua hoặc chua trong miệng
Các triệu chứng ợ chua có thể biến mất chỉ sau vài phút hoặc kéo dài vài giờ
NGUYÊN NHÂN BỊ Ợ CHUA KHI MANG THAI
Theo như Bác sĩ Khoa Sản bệnh viện Đa khoa Sài Gòn Nha Trang chia sẻ thì nhiều bộ phận của cơ thể trải qua những thay đổi khi mang thai, cơ thể tạo ra nhiều hormone progesterone và relaxin hơn. Progesterone làm giãn cơ trơn và việc đó làm cho dạ dày trống rỗng chậm hơn sau khi ăn.
Dưới tác động của hormone này, thức ăn sẽ ở trong dạ dày lâu hơn và có thể dễ dàng trào ngược lên thực quản. Ngoài ra, khi tuần tuổi thai càng lớn, tử cung mở rộng và thai nhi đang lớn dần bắt đầu gây chèn ép lên dạ dày và có thể đẩy các chất trong dạ dày vượt qua cơ vòng bị suy yếu và lên thực quản, cũng dẫn đến chứng ợ nóng.
Tuy nhiên cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác
- Ăn quá nhiều
- Thức ăn cay
- Thực phẩm giàu chất béo và thịt chế biến sẵn
- Trái cây và nước ép cam quýt
- Cà chua
- Sô cô la, caffein và soda hoặc đồ uống khác có cacbonat
- Béo phì
CÁC BIẾN CHỨNG CÓ THỂ XẢY RA KHI BỊ TRÀO NGƯỢC DỊCH VỊ
- Đau họng hoặc khó nuốt
- Đau ngực
- Cảm thấy như bị mắc một thứ gì đó trong cổ họng
- Giọng trở nên khàn hoặc viêm thanh quản
- Ho hoặc khó thở
- Giảm cân
KHẮC PHỤC CHỨNG Ợ CHUA KHI MANG THAI NHƯ THẾ NÀO ?
- Theo dõi sự tăng cân
- Tránh ăn thực phẩm chiên, cay hoặc nhiều khí.
- Ăn thành nhiều bữa trong ngày.
- Uống đủ nước ( tối thiểu 2L/ngày), hạn chế đồ uống có caffein và đường.
- Tránh mặc quần áo bó sát.
- Không nằm nghỉ hoặc đi ngủ ngay sau khi ăn.
- Tư thế ngủ nghiêng với một chiếc gối giữ cho đầu được nâng cao và thức ăn ở dưới.
- Giảm căng thẳng và nghỉ ngơi đầy đủ.
NHỮNG LOẠI THUỐC CÓ THỂ SỬ DỤNG KHI MANG THAI
- Calci cacbonat
- Maalox
- Mylanta
NHỮNG LOẠI THUỐC KHÁC
- H2 Blockers: Tagamet (cimetidine), Zantac (ranitidine), Pepsid (famotidine)
- Chất ức chế bơm proton H+: Omeprazole,Lansoprazole, Esomeprazole)
CÁC THUỐC KHÁNG AXIT MÀ MẸ BẦU KHÔNG NÊN DÙNG
- Alka-Seltzer
- Pepto-Bismol
- Sản phẩm có chứa Aspirin
Sau khi sinh, bụng sẽ nhỏ lại, các chèn ép sẽ biến mất, nồng độ hormone sẽ về lại bình thường, các triệu chứng sẽ tự mất đi mà không cần phải điều trị.