Nguyên nhân thường giặp:
- Lao động ngoài trời nắng quá lâu.
- Phơi mình quá lâu dưới ánh sáng mặt trời.
- Làm việc trong môi trường nhiệt độ cao, nóng bức.
- Hoạt động thể lực quá mức ở người trẻ.
- Sự đào thải bị cản trở (Mặc quần áo không thấm mồ hôi), độ ẩm quá cao.
Xử trí sơ cứu tại chỗ:
8 bước cấp cứu say nắng, sốc nhiệt
- Bước 1: Cần nhanh chóng chuyển nạn nhân vào chỗ mát, thoáng khí.
- Bước 2: Cởi bỏ bớt và nới lỏng quần áo, và phun hoặc lau nước mát khắp người.
- Bước 3: Dùng các biện pháp hạ nhiệt bằng quạt tốc độ lớn.
- Bước 4: Nạn nhân nên nằm nghiêng hoặc được đỡ ở tư thế tay chống gối để bề mặt da hứng được càng nhiều gió càng tốt.
- Bước 5: Đắp khăn ước lạnh vào: nách, bẹn, khủy, cổ, ngâm cả bàn tay và cẳng tay vào nước mát.
- Bước 6: Cho uống nước nhạt có pha ít muối.
- Bước 7: Nếu sau 1 giờ thân nhiệt xuống tới 39 độ C là đạt.
- Bước 8: Và nhanh chóng gọi cấp cứu đưa đến cơ sở y tế nơi gần nhất, tiếp tục theo dõi trong vòng 24 giờ tại cơ sở y tế để được khám và sử dụng theo chỉ định của thầy thuốc.
Cách phòng chống say nắng sốc nhiệt:
- Uống nhiều nước (trừ bệnh suy tim), uống nước nhiều lần trong ngày giúp cơ thể không bị thiếu nước, không bị cô đặc máu.
- Không nên ăn quá no, ăn thức ăn dể tiêu, tăng cường ăn hoa quả và rau xanh, hạn chế muối, không sử dụng rượu bia, mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, thấm mồ hôi.
- Đối với những người già, người mắc bệnh về tim mạch: cần tránh làm những việc nặng, gắng sức, hay tập thể dục quá nhiều và cần uống thuốc đầy đủ teo đơn của Bác sỹ đã kê.
- Trong những ngày nắng nóng những người phải làm việc ngoài trời: cố gắng tránh thời điểm từ 11 giờ trưa đến 15 giờ chiều.
- Khi làm việc ngoài trời phải mặc quần áo bảo hộ lao động chống nắng, thông thoáng, tạm nghĩ 10 đến 15 phút tại chỗ mát và bổ sung nước cho cơ thể từ 2,5 lít đến 3 lít nước trong ngày.
Bệnh viện đa khoa Sài Gòn Nha Trang
BSCKI. Nguyễn Thị Ngọc Hiệp – Khoa Cấp cứu – HSTC
Tài liệu tham khảo:
Bài giảng Khoa cấp cứu hồi sức tích cực chống độc A9 Bệnh viện Bạch Mai