I. Mục đích của dẫn lưu
– Tránh biến chứng tụ máu, tụ dịch sau mổ (máu tụ ngoài màng cứng, máu tụ dưới da đầu, tụ dịch dính da đầu…)
– Dẫn lưu điều trị (dẫn lưu máu tụ dưới màng cứng mãn tính, dẫn lưu ổ áp xe não…)
II. Các loại dẫn lưu phẫu thuật
– Dẫn lưu trong phẫu thuật có đặt lại nắp sọ (máu tụ ngoài màng cứng, phẫu thuật các bệnh lý trong sọ)
– Dẫn lưu trong phẫu thuật: gặm sọ, phẫu thuật không đặt lại nắp sọ (biến chứng thường gặp máu tụ ngoài màng cứng)
– Dẫn lưu ổ máu tụ dưới màng cứng mãn tính (dẫn lưu điều trị)
– Dẫn lưu ổ áp xe não
– Dẫn lưu não thất ra ngoài
III. Chăm sóc và theo dõi
– Theo dõi số lượng dẫn lưu
– Màu sắc (theo dõi máu chảy mới)
– Kèm theo dõi tình trạng hố mổ
– Tình trạng hoạt động của dẫn lưu
– Ống dẫn lưu thông thường được rút sau 24-48h
– Dẫn lưu điều trị thông thường được rút sau khi đã đạt được mục đích phẫu thuật (đã dẫn lưu hết máu tụ dưới màng cứng mãn tính, ổ áp xe đã hết) và theo y lệnh của phẫu thuật viên
– Chăm sóc và theo dõi dẫn lưu đồng thời theo dõi tri giác, sinh hiệu.
Bệnh viện đa khoa Sài Gòn Nha Trang
BSCKI. Trần Thanh Bảo
Khoa Ngoại tổng hợp – Chuyên khoa Ngoại thần kinh