1. Giới thiệu khoa xét nghiệm:
Bệnh Viện Sài Gòn Nha trang, khoa xét nghiệm theo tiêu chí 2429 của bộ Y tế . Đây là tiêu chuẩn quy định các yêu cầu về năng lực và chất lượng đối với các phòng xét nghiệm y tế, góp phần quan trọng hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán chính xác và đưa ra hướng điều trị hiệu quả nhất cho người bệnh.Việc áp dụng tiêu chí 2429 và thực hiện 5S trong khoa xét nghiệm tỷ lệ sai sót được giảm thiểu tối đa, rút ngắn thời gian chờ đợi kết quả (từ 90 phút xuống còn 60 phút), giảm chi phí cho người bệnh khi tái khám các lần sau. Các quy trình xét nghiệm được chuẩn hóa, thực hiện đồng bộ, thống nhất và đúng ngay từ lần đầu tiên nhằm đảm bảo kết quả chính xác và nhanh chóng.
2. Đội ngũ bác sĩ:
ThS. BS Trần Thị Chi Trưởng khoa xét nghiệm
Ths.BS Trần Thị Chi có trên 30 năm kinh nghiệm làm việ trong lĩnh vực xét nghiệm tại bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, 15 năm làm trưởng khoa xét nghiệm bệnh viện đa khoa Tỉnh khánh Hòa và 6 năm làm giám đốc trung tâm huyết học- truyền máu tỉnh khánh Hòa. Đã có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực xét nghiệm và được hai Bằng khen của bộ y tế và một bằng khen của thủ tướng chính phủ.
-
- Tốt nghiệp Bác sĩ chuyên ngành huyết học truyền máu Đại học y khoa Huế 1986
- Tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành huyết học- truyền máu năm Đại học y khoa Hà Nội 2001
3. Dich vụ xét nghiệm của khoa:
3.1 Xét nghiệm phân tích tế bào máu để tầm soát và chẩn đoán bệnh lý về huyết học:
Với sự phân tích các chỉ số huyết học trên máy laser phối hợp phân tích hình thái cấu trúc tế bào máu trong máu ngoại vi và trong tủy xương có thể cho các chẩn đoán xác định về bệnh lý các dòng tế bào máu:
A. Bệnh lý dòng hồng cầu:
-
- Thiếu máu di truyền: rối loạn về cấu trúc Hb, về màng Hồng cầu…
- Thiếu máu dinh dưỡng do các bệnh lý nền phối hợp.
- Thiếu máu trong các bệnh lý ung thư di căn tủy xương, ức chế sinh hồng cầu
B. Bệnh lý dòng bạch cầu:
-
- Bệnh lý ung thư dòng bạch cầu: acute leukeamia, chronic leukeamia
- Bệnh lý suy tủy: aplastic anemia
- Bệnh lý đa u tủy xương; Myeloma
- Bệnh lý về u lympho: lymphomas
C. Bệnh lý dòng tiểu cầu:
-
- Bệnh xuất huyết do giảm tiểu cầu miễn dịch
- Bệnh lý di truyền rối loạn đông máu
3.2 Xét nghiệm nào giúp phát hiện ung thư buồng trứng
Các bác sĩ ví ung thư buồng trứng như một kẻ giết người thầm lặng nhưng phương pháp mới này sẽ giúp phát hiện khối u khi còn rất nhỏ.
Xét nghiệm ROMA test ( Risk of Ovarian Malignancy Algorithm test) thực hiện HE4 + CA 125. Nếu lượng HE4 ít thì là bình buồng trứng hoàn toàn bình thường nhưng ung thư sẽ tạo ra rất nhiều protein này, vì vậy nồng độ cao sẽ là dấu hiệu cho thấy nguy cơ. Một xét nghiệm khác là protein CA125, dấu hiệu chính xác cho thấy phụ nữ bị ung thư buồng trứng. 2 xét nghiệm này được thực hiện cùng 1 lúc sẽ giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác.
Hiện không có một chương trình tầm soát ung thư buồng trứng nhưng nếu có biểu hiện thì test CA125 sẽ được áp dụng. Có 2 vấn đề với xét nghiệm này: đầu tiên, nó chỉ phát hiện được nửa số ca ung thư buồng trứng, có nghĩa là một nửa còn lại không phát hiện ra. Thứ 2, nó cũng là dấu hiệu cho thấy những bệnh khác, không chỉ là ung thư buồng trứng, vì thế nó không thực sự đặc trưng. Test HE4 sẽ mang tính đặc trưng của ung thư buồng trứng hơn.
Những biểu hiện của ung thư buồng trứng:
Hoàn toàn không rõ ràng khi ở giai đoạn đầu, ngoài một số khó chịu nho nhỏ ở vùng bụng. Phụ nữ thường hay bị đầy bụng mà không thấy đỡ. Những người mắc bệnh cũng phàn nàn về tình trạng đau bụng dưới hay cảm thấy có áp lực ở khung xương chậu, ngại ăn và thấy no nhanh. Các triệu chứng khác bao gồm đau khi “yêu”, cảm giác thèm ăn và các thói quen đường ruột bị thay đổi.
Bệnh có di truyền?
Có nhưng phần lớn là bệnh “tự phát”. Có một số ít trường hợp là do lỗi gene và di truyền trong gia đình và thường chỉ ở thế hệ gần và bệnh thường khởi phát sớm.
3.3 Xét Nghiệm Vàng Và Chỉ Dấu Ung Thư
- Xét nghiệm vàng (gold standard test)
Chẩn đoán chính xác là cực kỳ quan trọng trong y học. Tìm ra bệnh và đánh giá đúng mức độ nặng nhẹ sẽ giúp bác sĩ đưa ra liệu pháp điều trị thích hợp, hiệu quả nhất.
Muốn xác định chẩn đoán, cần có các xét nghiệm hỗ trợ, thiếu xét nghiệm hoặc thủ thuật hỗ trợ chắc chắn thầy thuốc hoặc không chẩn ra hoặc chẩn đoán không toàn diện.
Mỗi căn bệnh đòi hỏi một số xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết, trong đó xét nghiệm chủ chốt được gọi là xét nghiệm vàng Ví dụ: Glucose hoặc HbA1C cho đái tháo đường, Axít uric cho bệnh gút, HBsAg cho viêm gan B, Dengue NS1Ag cho sốt xuất huyết …
- Chỉ dấu ung thư (tumor marker)
Với các bệnh u bướu, ung thư cũng cần những xét nghiệm tương tự, đó là những chất do khối u sản sinh ra, chuyên môn gọi là các “chỉ dấu ung thư” (tumour marker), ví dụ CEA cho u đường tiêu hóa; CA 15-3 cho ung thư vú…
Chỉ điểm ung thư thường là các phân tử kích thước lớn, đa số là các phân tử chất đạm có gắn thêm chất đường hoặc chất béo (glyco, lipoprotein), do tế bào ung thư tổng hợp và hiện diện trong máu, trong chất dịch với nồng độ tỉ lệ thuận với sự phát triển khối u.
Một chỉ điểm lý tưởng cần có hai đặc điểm:
– Một là độ nhạy (Sensibility, Se) là nồng độ nhỏ nhất có thể định lượng được khi khối u chuyển sang ác tính: có độ nhạy đến 100% và sai số âm giả là 0%, tức là có thể phát hiện rất sớm trong giai đoạn đầu của ung thư và không hề bỏ sót và
– Hai là độ đặc hiệu (Specificity, Sp) là khả năng phân định riêng biệt cho từng loại khối u: có độ đặc hiệu đến 100% và sai số dương giả là 0%, tức là chỉ cho kết quả dương khi phát hiện có ung thư. Trong thực tế không có chỉ điểm ung thư nào đạt được hai chỉ tiêu lý tưởng trên, cho nên cần phải có bác sĩ chuyên khoa kinh nghiệm “luận giải” mới có hướng chẩn trị chính xác.
Chúng ta không thể quá đơn giản, quá dễ dàng sàng lọc và xác định chẩn đoán bệnh bằng cách bỏ tiền đi làm xét nghiệm các chỉ dấu ung thư đơn thuần để biết bệnh được, mà cần phải có bác sĩ kinh nghiệm đánh giá, phối hợp độ nhạy, độ đặc hiệu cũng như các yếu tố lâm sàng khác.
Vài chỉ dấu ung thư quan trọng hay sử dụng hiện nay:
- αFP (AFP, Alpha Feto Protein): là một glycoprotein; sản sinh từ túi phôi (york sac) và gan của phôi thai; do đó có thể dùng để theo dõi thai kỳ, ung thư gan nguyên phát và u tế bào mầm.
- CEA (Carcino-Embrionic Antigen): là một glycoprotein; sản sinh từ niêm mạc ruột, phôi và thai; dùng để theo dõi ung thư dạ dày, ruột non, ruột già, ung thư vú và ung thư phế quản.
- PSA (Prostate Specific Antigen): là một glycoprotein; sản sinh từ các tế bào ống tuyến của tiền liệt tuyến; dùng để chẩn đoán và theo dõi ung thư tiền liệt tuyến ở nam giới.
- CA 15-3 (Cancer Antigen 15-3): là một glycoprotein; sản sinh từ tế bào ung thư vú và vài loại tế bào biểu mô; dùng để theo dõi điều trị ung thư vú.
- CA 125 (Cancer Antigen 125): là một kháng thể glycoprotein; sản sinh từ ung thư buồng trứng, tế bào biểu mô bình thường của thai và biểu mô niêm mạc đường hô hấp của người lớn; dùng để theo dõi điều trị ung thư buồng trứng.
- HCG (Human Chorionic Gonadotropin): là một hóc-môn glycoprotein; sản sinh từ các cộng bào nuôi của nhau thai, tế bào mầm của khối u; dùng để chẩn đoán u tế bào mầm, u tế bào nuôi, thai trứng.
- NSE (Neuron Specific Enolase); là enzyme enolase được sinh tổng hợp bởi các tế bào thần kinh (neurons), các tể bào thần kinh-nội tiết, hồng huyết cầu, tiểu cầu; chỉ dấu này dùng để chẩn đoán ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC), ung thư nguyên bào thần kinh, u tủy thượng thận (pheochromocytoma).
3.4 Xét nghiệm về đông cầm máu:
Xét nghiệm đông cầm máu rất quan trong trong các bệnh lý sản khoa và trong bệnh cảnh trước tiểu phẩu, phẩu thuật. Các bác sĩ sẽ không thực hiện phẩu thuật khi chưa có xét nghiệm về bilan đông cầm máu của bệnh nhân, cơ chế đông cầm máu trong cơ thể người là chuỗi phản ứng liên tục giữa đông và tan để mạch máu luôn luôn di chuyển trong hệ thống tuần hoàn nuôi dưỡng tất cả các tế bào trong cơ thể.
Không ai dám chắc chắn điều gì có thể xảy ra khi phẩu thuật nếu không có chỉ số xét nghiệm về PT, APTT, Fibrinogen các xét nghiệm cơ bản về đông máu.
Nếu có sự kích hoạt quá trình đông máu sẽ xảy ra và có thể tạo các cục đông nhỏ gây tắt mạch, tạo nên bệnh cảnh nhồi máu. Bệnh lý tắt mạch tăng đông cần các xét nghiệm Antithrombin III, Protein S, protein C… sẽ giúp cho các bác sĩ trong điều trị .
3.5 Xét nghiệm về hóa sinh miễn dịch:
Để bảo đảm sức khỏe cho chính mình, hiện nay mọi người quan tâm đến các chỉ số về hóa sinh miễn dịch trong máu, với chế độ chăm sóc bản thân, ai cũng nên có lịch tầm soát các chức năng tim mạch, mỡ máu, men tim, chức năng hoạt động của thận, của gan, glucose , HbA1c ….. trong chu kỳ 3 – 6 tháng nếu là người bình thường và nếu là bệnh lý thì theo dõi đáp ứng thuốc trong quá trình điều trị tùy thuộc vào chỉ đinh xét nghiệm của bác sĩ.
Khoa xét nghiệm luôn thực hiện các chỉ số sinh hóa miễn dịch này hằng ngày với hệ thống có nội kiểm và ngoại kiểm để cho ra một chỉ số chính xác, an toàn trong theo dõi sức khỏe cho mọi người.
4. Trang thiết bị:
Khoa xét nghiệm trang bị hệ thống tự động cho tất cả các thiết bị:
- Máy xét nghiệm huyết học laser
- Máy sinh hóa tự động Erba XL200
- Máy đông máu tự động Erba ECL 760
- Máy miễn dịch tự động AIA