ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

I. Đái tháo đường là một nhóm các bệnh lý chuyển hóa đặc trưng bởi tăng glucose máu do khiếm khuyết tiết insuline, khiếm khuyết hoạt động insuline, hoặc cả hai. Tăng glucose máu mạn tính trong đái tháo đường sẽ gây tổn thương, rối loạn chức năng hay suy nhiều cơ quan, đặc biệt là mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu

– 30% – 50% bệnh nhân mắc đái tháo đường type 2 không được chẩn đoán.

– 3,2 triệu người đái tháo đường tử vong do biến chứng đái tháo đường hàng năm, tương đương 6 trường hợp/phút.

– Tại Việt Nam, vào năm 2015 đã có 3,5 triệu người mắc bệnh báo cáo của Hiệp hội đái tháo đường thế giới IDF Diabetes Atlas, và con số này được dự báo sẽ tăng lên 6,1 triệu vào năm 2040. Theo kết quả điều tra năm 2015 của Bộ Y tế, 68,9% người tăng đường huyết chưa được phát hiện. Chỉ có 28,9% người bệnh ĐTĐ được quản lý tại cơ sở y tế .

ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

II. Triệu chứng.

Các triệu chứng đái tháo đường sau đây là điển hình. Tuy nhiên, một số người đái tháo đường type 2 có các triệu chứng nhẹ nên người bệnh không nhận biết được.

  • Đi tiểu thường xuyên
  • Cảm thấy rất khát
  • Cảm thấy rất đói – ngay cả khi đang ăn
  • Mệt mỏi nhiều
  • Nhìn mờ
  • Chậm lành các vết thương hoặc vết loét:
  • Giảm cân – ngay cả khi đang ăn nhiều hơn (đái tháo đường type 1)
  • Ngứa ran, đau, hoặc tê ở tay hoặc chân (đái tháo đường type 2)

III. Chẩn đoán

– Theo khuyến cáo của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) năm 2010, để chẩn đoán ĐTĐ chúng ta dựa vào 1 trong 4 tiêu chuẩn sau:

+ HbA1c ≥ 6,5

+ Đường máu đói Go ≥ 7.0 mmol/ L ( ≥ 126 mg/dL).
 Đường máu đói Go đo khi đã nhịn không ăn ít nhất 8 giờ.

+ Đường máu 2 giờ trong nghiệm pháp dung nạp glucose G2 ≥ 11,1 mmol/L ( ≥ 200 mg/dL).

+ Đường máu bất kỳ ≥ 11,1 mmol/L ( ≥200 mg/dL) trên bệnh có triệu chứng của đái tháo đường cổ điển: Ăn nhiều, tiểu nhiều , uống nhiều, sụt cân.

 IV. Phân loại

  • Đái tháo đường type 1
  • Đái tháo đường type 2
  • Đái tháo đường thai kỳ
  • Đái tháo đường do các nguyên nhân khác: Đái tháo đường do các bệnh lý di truyền, đái tháo đường do bệnh lý tụy…

  V.Tầm soát bệnh Đái tháo đường

Bệnh nhân đái tháo đường nếu được chẩn đoán và điều trị sớm làm giảm tỉ lệ biến chứng, giảm tỉ lệ tử vong, giảm chi phí điều trị, giảm gánh nặng cho xã hội.

Khuyến cáo làm xét nghiệm để tầm soát, phát hiện ĐTĐ hoặc tiền ĐTĐ ở người lớn không có triệu chứng, biểu hiện lâm sàng.

1. Người trưởng thành ở bất kỳ tuổi nào có thừa cân hoặc béo phì (BMI ≥ 23 kg/m2) và có kèm một trong số các yếu tố nguy cơ sau:

– Có người thân đời thứ nhất (bố mẹ, anh chị em ruột, con đẻ) bị ĐTĐ

– Tiền sử bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch

– Tăng huyết áp (HA ≥ 140/90 mmHg, hoặc đang điều trị THA)

– HDL cholesterol < 35 mg/dL (0,9mmol/l) và/hoặc triglyceride >250mg/dL (2,8mmol/l)

– Phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang

– Ít hoạt động thể lực

– Các tình trạng lâm sàng khác liên quan với kháng insulin (như béo phì nặng, dấu gai đen (acanthosis nigricans)

2. Phụ nữ đã được chẩn đoán ĐTĐ thai kỳ cần theo dõi lâu dài, xét nghiệm ít nhất mỗi 3 năm

3. Tất cả mọi người từ tuổi 45 trở lên

4. Nếu các kết quả bình thường, xét nghiệm sẽ được làm lại trong vòng 1- 3 năm sau hoặc ngắn hơn tùy theo kết quả ban đầu và các yếu tố nguy cơ.

V. Dinh dưỡng tập luyện tránh phát triển bệnh Đái Tháo Đường

Chế độ ăn uống lành mạnh

     Duy trì chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Thay đổi chế độ ăn uống có thể cần cả một quá trình dài, vì vậy hãy bắt đầu bằng cách thực hiện những thay đổi nhỏ. Theo dõi tất cả mọi loại thức ăn ăn vào trong vài ngày để có thể hiểu những nhóm thực phẩm nào đang ăn quá mức. Nên ăn thực phẩm mỗi ngày từ mỗi trong năm nhóm:

  • Rau
  • Trái cây
  • Hạt
  • Chất đạm
  • Sản phẩm bơ sữa
  • Mục tiêu là chọn thực phẩm tươi sống thay vì thực phẩm chế biến cao có chứa đường, ít chất xơ và chất béo không lành mạnh.
  • Lựa chọn các thực phẩm chứa ít năng lượng cũng như chuyển đổi thực phẩm carbohydrate đơn giản cho carbohydrate phức tạp….

Vận động thường xuyên

  •      Tập thể dục cũng rất quan trọng để kiểm soát đường huyết của bạn. Mục tiêu cần đạt được là 30 phút tập mỗi ngày và ít nhất 5 ngày 1 tuần.
  • Hãy nhớ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu một thói quen tập luyện mới nhằm có những sự lựa chọn vận động thể chất thích hợp.

Duy trì cân nặng hợp lý

  •      Chế độ ăn uống cân bằng và tập thể dục có thể giúp giảm hoặc duy trì cân nặng hợp lý. Tránh trường hợp ăn kiêng không khoa học và kế hoạch tập luyện quá sức

Bệnh viện đa khoa Sài Gòn Nha Trang

                                                     Bs. CK1 Nguyễn Thị Quỳnh Như

Tài liệu tham khảo:

  1. Nội tiết học đại cương – Nguyễn Thy Khuê
  2. Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA)
  3. Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam (VADE)

Chia sẻ:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Quý khách có các thắc mắc liên quan đến phương pháp điều trị, chính sách ưu đãi, biểu phí, hình thức thanh toán vui lòng để lại thông tin và chúng tôi sẽ liên hệ lại.

Hoặc Quý khách có thể gọi đến tổng đài 02583.898.789 để được hỗ trợ.

Cảm ơn Quý khách.

ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

BỆNH VIỆN ĐA KHOA SÀI GÒN NHA TRANG
– Lô số 10 đường 19/5, KĐT Vĩnh Điềm Trung, Vĩnh Hiệp, Nha Trang, Khánh Hoà
– Điện thoại: 0258 3898789
– Fanpage: Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn Nha Trang

THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG: THỨ 2 ĐẾN THỨ 7
– Sáng 7h00 – 11h30
– Chiều 13h00 – 16h30
– Cấp cứu 24/7: 0889455115