Dinh dưỡng cho trẻ viêm loét Dạ dày – Tá tràng

Hiện nay viêm loét dạ dày không còn là căn bệnh hiếm gặp ở trẻ em, thậm chí còn gặp ở trẻ rất nhỏ tuổi nhưng lại dễ bị bỏ qua vì đôi khi phụ huynh lầm tưởng những triệu chứng như: đau bụng, buồn nôn, … mà trẻ gặp phải là do các nguyên nhân khác như rối loạn tiêu hóa hoặc đau bụng giun.

Tư vấn chuyên môn bài viết
ThS. Dinh dưỡng Nguyễn Văn Thế BảoBệnh viện Đa khoa Sài Gòn Nha Trang

Ngoài việc thực hiện tuân thủ dùng thuốc theo chỉ định của các bác sĩ, khi trẻ bị viêm loét dạ dày cha mẹ cần hết sức lưu tâm tới chế độ ăn uống. Chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ hỗ trợ tình trạng bệnh nhanh cải thiện hơn.

1. NHỮNG LƯU Ý ĐỂ PHÒNG VIÊM LOÉT DẠ DÀY – TÁ TRÀNG:

  • Khám bệnh và sử dụng thuốc điều trị theo đúng chỉ định của BS.
  • Cần khai báo tiền sử viêm loét dạ dày với bs khi khám bệnh, tránh sử dụng các thuốc chống viêm non Steroid, Ibuprofen, Aspirin hoặc thuốc có ảnh hưởng đến dạ dày.
  • Trẻ ăn đủ 3 bữa đều độ, đúng giờ, tránh bỏ bữa, ăn thêm các bữa phụ (nếu cần thiết).
  • Không để bụng quá đói, không ăn quá no.
  • Không nên ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Không nên ép trẻ ăn quá nhiều, tạo áp lực cho trẻ.
  • Hạn chế cho trẻ uống nước trong bữa ăn.
  • Khuyến khích trẻ ăn chậm, nhai kỹ.
  • Tránh cho trẻ ăn cơm cùng với quá nhiều canh khiến trẻ lười nhai.
  • Sau ăn cần nghỉ ngơi ít nhất 30 phút, tránh hoạt động nặng.
  • Không cho trẻ xem tivi, điện thoại hoặc chơi điện tử trong khi ăn.
  • Tránh tạo áp lực cho trẻ, ngủ đủ giấc, cân đối giữa học tập và giải trí, sinh hoạt điều độ.

2. NGUYÊN TẮC DINH DƯỠNG CHO TRẺ VIÊM LOÉT DẠ DÀY – TÁ TRÀNG:

NÊN

  • Nấu chín, mềm hay nhừ thức ăn.
  • Nên ăn thức ăn chế biến luộc, hấp, om sẽ dễ tiêu hóa hơn .
  • Ăn thức ăn bọc hút niêm mạc dạ dày, ít mùi vị: gạo tẻ, gạo nếp, khoai lang, bột sắn, bánh mỳ, bánh quy…
  • Thức ăn trung hòa acid dịch vị: sữa, trứng
  • Thức ăn mềm, ít xơ sợi : thịt chọn loại ít gân, xơ như thịt nạc, cá nạc.
  • Chọn các loại rau củ non như : rau cải, rau đay, rau mồng tơi, rau muống, bầu, bí, su su, đậu bắp…
  • Đồ uống: nước lọc, nước khoáng, sinh tố hoa quả ngọt…

KHÔNG NÊN

  • Tránh các chất kích thích niêm mạc dạ dày: nước ngọt có gas, cà phê, trà sữa, thuốc lá…
  • Không nên ăn thức ăn chua, cay, nhiều gia vị như: mì cay, xoài lắc, …
  • Thức ăn làm tăng kích thích dạ dày: nước dùng thịt, nước sốt, thịt rán, quay.
  • Thức ăn thô, cứng dai, nhiều xơ sợi: Thịt có gân, sụn, rau quả nhiều chất xơ như: gạo lứt, bắp, nếp, đậu đỗ, rau bí, rau su su già, các củ quả nhiều xơ…
  • Thức ăn chua, lên men: dưa cà, hành muối, sữa chua.
  • Các thức ăn chế biến sẵn: lạp sườn, xúc xích, trà sữa, gà rán, khoai tây chiên
  • Hạn chế các loại thực phẩm sinh hơi như: súp lơ xanh, bắp cải, củ hành, cải hoa, dưa chuột, củ cải, dưa cải, …
  • Các loại quả chua, xanh: dứa, chanh, cam chua, xoài xanh, đu đủ xanh, chuối xanh…
  • Gia vị: Dấm, ớt, tỏi, hạt tiêu, cà ri, mù tạc…

Chia sẻ:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Quý khách có các thắc mắc liên quan đến phương pháp điều trị, chính sách ưu đãi, biểu phí, hình thức thanh toán vui lòng để lại thông tin và chúng tôi sẽ liên hệ lại.

Hoặc Quý khách có thể gọi đến tổng đài 02583.898.789 để được hỗ trợ.

Cảm ơn Quý khách.

ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

BỆNH VIỆN ĐA KHOA SÀI GÒN NHA TRANG
– Lô số 10 đường 19/5, KĐT Vĩnh Điềm Trung, Vĩnh Hiệp, Nha Trang, Khánh Hoà
– Điện thoại: 0258 3898789
– Fanpage: Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn Nha Trang

THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG: THỨ 2 ĐẾN THỨ 7
– Sáng 7h00 – 11h30
– Chiều 13h00 – 16h30
– Cấp cứu 24/7: 0889455115