NGƯỜI BỆNH VIÊM LOÉT DẠ DÀY NÊN LƯU Ý GÌ TRONG ĂN UỐNG VÀ SINH HOẠT

Viêm loét dạ dày-tá tràng là một bệnh đặc trưng bởi những tổn thương viêm và loét ở niêm mạc của dạ dày hoặc phần đầu của ruột non. Trong đó thường gặp là các vết viêm loét ở tá tràng chiếm đến 95%.

I.   Triệu chứng:

Người bị viêm loét dạ dày, tá tràng thường có các triệu chứng đau bụng, nóng rát vùng thượng vị, ợ hơi, ợ chua, đầy bụng, khó tiêu. Viêm loét dạ dày có thể dễ dàng được chữa khỏi, nhưng cũng  có thể trở nên nghiêm trọng như xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày – tá tràng, ung thư dạ dày nếu bệnh nhân không được điều trị đúng cách.

II.    Viêm dạ dày – tá tràng nên ăn gì?

Các loại rau xanh có màu đậm cung cấp một nguồn lớn vitamin cho cơ thể như vitamin A, C, K, axit folic, sắt, và canxi – là nguồn quan trọng đối với việc chữa bệnh viêm dạ dày và loét dạ dày. Không nên tiêu thụ những thực phẩm protein giàu chất béo vì chất béo làm tăng sản xuất acid dạ dày, gây kích ứng hơn cho dạ dày.

viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì
Người bị viêm loét dạ dày nên ăn thực phẩm có tính kiềm

Gợi ý một số thực phẩm người bệnh viêm loét dạ dày nên sử dụng trong khẩu phần ăn:

  • Bánh mỳ, bỏng ngô mềm, bỏng gạo, bánh quy… những thức ăn này có tác dụng hút thấm dịch vị của dạ dày, đồng thời có thể bọc lại các vết loét tránh gây kích ứng.
  • Những thức ăn mềm, dễ tiêu giàu tinh bột như cháo, khoai lang, khoai sọ luộc nhừ,…
  • Chuối: là một loại quả mà bệnh viêm loét dạ dày có HP+ nên ăn vì trong chuối có chứa thành phần có khả năng ức chế hoạt động của vi khuẩn HP, đồng thời làm tăng chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Những người bị viêm loét dạ dày có HP+  nên ăn 1 quả chuối sau mỗi bữa ăn sẽ giúp tình trạng bệnh nhanh chóng được cải thiện.   
  • Thực phẩm giàu protein: bệnh nhân bị viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn các loại thực phẩm chứa protein nhưng ít chất béo như: thịt nạc, cá, sữa chua, đậu  nành,…
  • Những thực phẩm có chứa tinh chất làm lành vết loét được coi là một trong những phương pháp thực dưỡng chữa viêm loét dạ dày tá tràng như: nghệ, mật ong,…

III.   Khi bị viêm dạ dày – tá tràng nên kiêng không ăn gì?

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn thực phẩm có tính kiềm và tránh xa thực phẩm có tính axit như: đồ ăn nóng khó tiêu và nước có ga hoặc cồn, các loại trái cây có chứa acid citric như cam, chanh và nước ép từ các loại quả trong quá trình điều trị vết loét của bạn.

NGƯỜI BỆNH VIÊM LOÉT DẠ DÀY NÊN LƯU Ý GÌ TRONG ĂN UỐNG VÀ SINH HOẠT
Người bị viêm loét dạ dày nên ăn thực phẩm có tính kiềm và tránh xa thực phẩm có tính axit
  • Tránh các thức ăn cay, chiên nhiều dầu mỡ: Tất cả các thức ăn cay, chiên và béo có thể gây kích ứng dạ dày
  • Tránh các loại gia vị như ớt, bột ớt, hạt mù tạt, hạt nhục đậu khấu và hạt tiêu nóng dẫn đến đau bụng. Mặc dù tỏi có chứa flavonoid tuy nhiên tỏi cũng có thể dẫn tới chứng ợ nóng vì vậy khi ăn cần chú ý tới phản ứng của cơ thể
  • Giảm thức uống chứa cafein như cà phê, cocacola, trà chứa cafein và sôcôla và đồ uống có cồn: Cafein có thể làm tăng sản xuất acid dạ dày, có thể làm tăng kích thích và gây ra những cơn đau dạ dày. Rượu có thể gây kích ứng và bào mòn niêm mạc dạ dày và dẫn đến chảy máu từ vết loét dạ dày của bạn.
  • Tránh ăn các đồ ăn tươi sống như hải sản, gỏi,… mà nên chế biến kỹ trước khi ăn. Những thực phẩm tươi sống hoặc chưa được chế biến kỹ là nguồn chứa vi khuẩn H. pylori – là một trong những tác nhân chính gây viêm loét dạ dày.

IV.   Các nguyên tắc ăn uống và sinh hoạt cần ghi nhớ

1/ Nguyên tắc ăn uống

  • Nên chia nhỏ các bữa ăn để có thể giảm bớt áp lực làm việc cho dạ dày
  • Đi bộ nhẹ nhàng giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn
  • Nghỉ ngơi thư giãn sau khi ăn
  • Thực hiện massage bụng hỗ trợ tiêu hóa
  • Thói quen ăn hoa quả chua sau khi ăn không tốt cho người bệnh viêm loét dạ dày
  • Sau khi ăn cần tránh nằm hoặc đi tắm ngay

2/ Chế độ sinh hoạt:

  • Tránh căng thẳng thần kinh, tránh các sang chấn về tình cảm, tinh thần, không nên thức khuya, làm việc trí óc căng thẳng hoặc lao động quá sức.   
  • Nên ăn uống điều độ, không nên nhịn đói quá hoặc cũng không nên ăn no quá, bữa ăn phải đúng giờ, không ăn gia vị chua cay, không lạm dụng rượu và thuốc lá.
  • Nếu đau tái phát có chu kỳ liên quan đến thời tiết như lạnh, ẩm thì nên giữ gìn mỗi khi có hiện tượng thời tiết liên quan.
  • Nếu mắc các bệnh kèm theo như basedow, cường vỏ thượng thận thì nên điều trị những bệnh đó một cách triệt để không làm cho bệnh dạ dày nặng thêm.
  • Không nên tự ý dùng thuốc khi mắc các bệnh lý khác, cho dù là những bệnh thông thường mà nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng vì rất nhiều thuốc có thể làm ảnh hưởng đến dạ dày, làm cho bệnh dạ dày nặng thêm thậm chí gây xuất huyết dạ dày, nguy hiểm đến tính mạng.

Việc nên ăn gì, kiêng gì cho khoa học, lành mạnh chỉ là biện pháp hỗ trợ điều trị và không thể giúp bệnh nhân viêm loét dạ dày hết bệnh. Nếu bệnh nhân có bất kỳ triệu chứng viêm loét dạ dày hãy đi khám tại cơ sở y tế để được điều trị kịp thời trước khi bệnh trở nặng.

Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn Nha Trang có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa và thăm dò chức năng đường tiêu hóa với chuyên môn cao. Bệnh nhân nghi ngờ có bệnh lý dạ dày, ruột và đại tràng sẽ được nội soi chẩn đoán và điều trị với cơ sở vật chất hiện và trang thiết bị rất hiện đại.

Mọi thắc mắc về khám chữa bệnh và giải đáp về BHYT, xin vui lòng liên hệ:

Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn Nha Trang

Địa chỉ: Lô 10 đường 19/5, KDC Vĩnh Điềm Trung, Nha Trang

Hotline: 02583 89 87 89

Mọi thắc mắc về khám chữa bệnh và giải đáp về BHYT, xin vui lòng liên hệ:
Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn Nha Trang
Địa chỉ: Lô 10 đường 19/5, KDC Vĩnh Điềm Trung, Nha Trang
Hotline: 02583 89 87 89

Chia sẻ:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Quý khách có các thắc mắc liên quan đến phương pháp điều trị, chính sách ưu đãi, biểu phí, hình thức thanh toán vui lòng để lại thông tin và chúng tôi sẽ liên hệ lại.

Hoặc Quý khách có thể gọi đến tổng đài 02583.898.789 để được hỗ trợ.

Cảm ơn Quý khách.

ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

BỆNH VIỆN ĐA KHOA SÀI GÒN NHA TRANG
– Lô số 10 đường 19/5, KĐT Vĩnh Điềm Trung, Vĩnh Hiệp, Nha Trang, Khánh Hoà
– Điện thoại: 0258 3898789
– Fanpage: Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn Nha Trang

THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG: THỨ 2 ĐẾN THỨ 7
– Sáng 7h00 – 11h30
– Chiều 13h00 – 16h30
– Cấp cứu 24/7: 0889455115