Triệu chứng
Ngay sau khi tiếp xúc với dị nguyên vài phút đến vài giờ
- Mắt: ngứa, chảy nƣớc mắt, xung huyết kết mạc, phù quanh ổ mắt
- Hô hấp: khó thở, tiếng rít thanh quản
- Thần kinh: lo lắng, bồn chồn, hốt hoảng, sợ hãi, thoáng ngất, co giật
- Tim mạch: nhịp tim nhanh, HA tụt, loạn nhịp
- Tiêu hóa: buồn nôn, nôn, ỉa chảy, đau bụng
- Da: ngứa, đỏ da, mày đay, phù Quinck
- Làm các xét nghiệm cơ bản cấp cứu. Điện tim…
Xử trí
Tại chỗ
Ngừng ngay đường tiếp xúc với dị nguyên
Cho bệnh nhân nằm tại chỗ, đầu thấp chân cao, nằm nghiêng an toàn nếu có nôn
Thuốc: Adrenalin là thuốc cơ bản để điều trị sốc phản vệ
- Adrenalin dung dịch 1/1000 ống 1ml = 1 mg, tiêm dưới da, tiêm bắp ngay sau xuất hiện sốc phản vệ liều 1/2 – 1 ống với ngƣời lớn. Ở trẻ em cần pha loãng ống 1 ml (1mg) + 9 ml nước cất = 10 ml sau đó tiêm 0,1ml/kg, không quá 0,3 mg
- Tiếp tục tiêm adrenalin liều như trên 10 –15 phút/lần đến khi Huyết áp trở lại bình thường
- Nếu sốc quá nặng đe dọa tử vong có thể tiêm Tĩnh mạch, bơm qua ống nội khí quản, bơm qua màng nhẫn giáp
Điều trị phối hợp
Xử trí suy hô hâp:
- Thở oxy, bóp bóng Ambu, đặt ống Nội khí quản, thông khí nhân tạo ( thở máy )
- Truyền tĩnh mạch Aminophylin 1mg/kg/h + Xịt họng hoặc khí dung Salbutamol – Truyền dịch NaCl 0,9% 1 – 2 lít, có thể duy trì Adrenalin bắt đầu liều 0,1 µg/kg/phút và có thể tăng liều để duy trì HA ổn định
Các thuốc khác:
- Methylprednisolon 1mg-2mg /kg/4 giờ
- Kháng thụ thể H1: Dimedron 25 – 50 mg tĩnh mạch
- Kháng thụ thể H2: Famotidin 20 mg tĩnh mạch
- Uống than hoạt nếu dị nguyên qua đường tiêu hóa: 1g/kg
- Băng ép chi phía trên chỗ tiêm hoặc đường vào của nọc độc nếu có thể
Chú ý theo dõi bệnh nhân ít nhất 24 – 48 giờ sau khi Huyết áp đã ổn định.
Bệnh viện đa khoa Sài Gòn Nha Trang
Khoa Cấp Cứu – HSTC