THOÁI HOÁ KHỚP GỐI: Nguyên nhân, cách nhận biết và điều trị

Thoái hóa khớp gối là bệnh lý khớp viêm mạn tính thường gặp. Căn bệnh diễn tiến âm thầm nên ít người chú ý. Tổn thương cơ bản đầu tiên là sụn khớp, sau đó xương dưới sụn, dây chằng, các cơ cạnh khớp và màng hoạt dịch.Tổn thương kéo dài đẫn đến biến dạng khớp gối. Nếu không điều trị sớm, đúng cách bệnh diễn tiến nặng dần gây tàn phế ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và lao động.

1. Nguyên nhân

THOÁI HOÁ KHỚP GỐI: Nguyên nhân, cách nhận biết và điều trị

Chú ý đến yếu tố nguy cơ chấn thương, thừa cân, đái tháo đường, rối loạn Lipid máu…góp phần làm cho thoái hóa khớp gối tiến triển nhanh.

2. Dấu hiệu nhận biết

THOÁI HOÁ KHỚP GỐI: Nguyên nhân, cách nhận biết và điều trị

– Cần chú ý chẩn đoán phân biệt với các bệnh viêm khớp dạng thấp, bệnh gút, chấn thương tổn thương dây chằng khớp gối… khi có biểu hiện tổn thương ở khớp gối.

– Tùy theo mức độ bệnh sẽ có triệu chứng từ nhẹ đến nặng. Cần chụp XQuang khớp gối kết hợp với triệu chứng lâm sàng sẽ chẩn đoán và phân độ bệnh

THOÁI HOÁ KHỚP GỐI: Nguyên nhân, cách nhận biết và điều trị

3. Biến chứng

Biến chứng thoái hóa khớp gối ảnh hưởng đến chất lượng sinh cuộc sống, sinh hoạt lao động và chi phí điều trị cao.

THOÁI HOÁ KHỚP GỐI: Nguyên nhân, cách nhận biết và điều trị

4. Điều trị

4.1 Điều trị không dùng thuốc

– Giáo dục người bệnh chế độ sinh hoạt tập luyện: nghỉ ngơi, giảm chịu lực cho khớp gối, tập cơ tứ đầu đùi, tập vận động vừa sức, đều đặn từ ít tăng đần. Thay đổi các thói quen xấu làm tăng chịu lực của khớp (ngồi xổm, quỳ gối, mang vác nặng…)

– Chế độ ăn uống: chú ý ăn kiêng nếu bệnh nhân thừa cân. Ăn thực phẩm giàu protein, rau quả xanh tươi, calci và vitamin D…

– Dụng cụ hỗ trợ đi lại, tập vật lý trị liệu, phục hồi chức năng phù hợp từng giai đoạn bệnh.

4. 2 Điều trị triệu chứng (ngắn ngày)

– Thuốc giảm đau đơn thuần: Paracetamol hoặc paracetamol phối hợp với opioid nhẹ (tramadol, codein)

– Thoái hóa khớp gối được xác nhận là một bệnh lý có tình trạng viêm và cần phải điều trị thuốc kháng viêm (NSAID) mới có thể giảm đau. Celecoxib được nhiều nghiên cứu khuyến cáo dùng có hiệu quả tốt và ít tác dụng phụ.

– Các thuốc NSAID và giảm đau bôi tại chổ

4.3 Điều trị lâu dài

Các thuốc làm giảm triệu chứng tác dụng chậm (SYSADOAs): cần một điều trị nền dài hạn (trung bình 3 tháng), an toàn; làm chậm sự tiến triển của bệnh, từ đó bớt thuốc kháng viêm.

  • Glucosamin sulphate (Viartril-S) 1500mg/ngày (kèm hoặc không kèm Chodroitin sulphate)
  • Diacerin 50mg x 2 lần /ngày
  • Piascledine 300mg: 1v/ ngày

Cần điều trị các bệnh hội chứng chuyển hóa phối hợp: loãng xương, béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường và rối loạn lipid máu… là các biện pháp đã được chứng minh có hiệu quả trong điều trị thoái hóa khớp gối.

4.4 Tiêm nội khớp gối

– Tiêm corticoid: lưu ýchỉ định khi thoái hóa khớp gối có kèm phản ứng viêm, tràn dịch khớp gối. Sau khi rút dịch khớp gối, tiêm corticoid vào khớp có hiệu quả tốt. Tiêm khớp tại 1 vị trí không được quá 3 đợt/năm. Không nên dùng Corticoid đường toàn thân.

– Tiêm Acid hyaluronic (HA): tiêm mỗi tuần 1 lần, trong 3 tuần (thuốc Go on, Hyalgan, Hyasyn…). Hiện nay có loại thuốc trọng lượng phân tư rcao chỉ cần tiêm mỗi năm 1 lần (thuốc Visco plus Matrix…)

THOÁI HOÁ KHỚP GỐI: Nguyên nhân, cách nhận biết và điều trị

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh điều trị thoái hóa khớp gối bằng dịch khớp HA sớm có hiệu quả tốt, cải thiện đáng kể chức năng vận động khớp gối. HA có tác dụng kháng viêm giảm đau, ức chế thoái hóa sụn khớp và tăng sinh tổng hợp tế bào sụn khớp, tuy chỉ lưu trong dịch khớp 7 ngày nhưng duy trì tác dụng trong 6 tháng do kích thích sản xuất HA nội sinh. Tại BVĐK Sài Gòn Nha Trang, thủ thuật tiêm nội khớp gối được thực hiện thường quy, an toàn và có hiệu quả tốt.

– Tiêm nội khớp huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) tự thân, hoặc tiêm tế bào gốc (từ mô mở hoặc tủy xương), tiêm collagen, các liệu pháp gene… chưa dùng phổ biến. Một số báo cáo ghi nhận két quả ban đầu và đang còn tiếp tục nghiên cứu.

4.5 Điều trị Ngoại khoa

Những trường hợp nặng, bệnh tái phát nhiều lần hạn chế chức năng vận động và biến dạng trục khớp cần phải điều trị ngoại khoa (nội soi rửa làm sạch ổ khớp, cắt xương chỉnh trục, thay khớp nhân tao…)

Cho đến nay, dù y học có tiến bộ nhiều, nhưng vẫn chưa có biện pháp nào hữu hiệu có thể ngăn chặn hoàn toàn tình trạng thoái hóa khớp gối. Để làm chậm quá trình thoái hóa khớp gối, cần lưu ý những việc cụ thể như sau:

– Phát hiện sớm các nguyên nhân và yếu tố nguy cơ làm tăng áp lực tổn thương khớp gối, từ đó có ý thức phòng ngừa bệnh sớm

– Tập luyện xương khớp đúng cách, tuân thủ chế độ “tiết kiệm khớp” (tại vùng biển tốt nhất là bơi lội và đạp xe) Cần phát hiện bệnh sớm, điều trị đúng chuyên khoa cơ xương khớp. Hiệu quả điều trị cao, ngăn ngừa được các biến chứng nặng và giảm chi phí điều trị.  

Thầy thuốc Ưu tú – BS CKII Nguyễn Thành Hưng

                                          

Chia sẻ:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Quý khách có các thắc mắc liên quan đến phương pháp điều trị, chính sách ưu đãi, biểu phí, hình thức thanh toán vui lòng để lại thông tin và chúng tôi sẽ liên hệ lại.

Hoặc Quý khách có thể gọi đến tổng đài 02583.898.789 để được hỗ trợ.

Cảm ơn Quý khách.

ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

BỆNH VIỆN ĐA KHOA SÀI GÒN NHA TRANG
– Lô số 10 đường 19/5, KĐT Vĩnh Điềm Trung, Vĩnh Hiệp, Nha Trang, Khánh Hoà
– Điện thoại: 0258 3898789
– Fanpage: Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn Nha Trang

THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG: THỨ 2 ĐẾN THỨ 7
– Sáng 7h00 – 11h30
– Chiều 13h00 – 16h30
– Cấp cứu 24/7: 0889455115