Thoát Vị Bẹn: Hiểu Rõ và Đối Phó Hiệu Quả

1.      Thoát vị bẹn là gì?

Thoát vị bẹn là tình trạng khi tạng trong ổ bụng sa ra ngoài qua một điểm yếu của thành bụng, tạo thành một khối phồng ở vùng bẹn. Được chia ra Thoát vị bẹn trực tiếp & Thoát vị bẹn gián tiếp.

thoát vị bẹn

2.      Thoát vị bẹn ảnh hưởng đến ai?

  • Thoát vị bẹn trực tiếp (mắc phải) phổ biến hơn ở nam giới trung niên và lớn tuổi.
  • Thoát vị bẹn gián tiếp ảnh hưởng đến 4,5% trẻ em, trong đó có 2% bé trai và 1% bé gái. Trẻ sinh non có khả năng mắc bệnh này cao hơn tới 30%.

Các yếu tố nguy cơ gia tăng mắc thoát vị bẹn như:

  • Tuổi: tỷ lệ thoát vị gia tăng theo tuổi tác, càng lớn tuổi thoát vị bẹn càng nhiều, đặt biệt từ sau 75 tuổi thoát vị tăng lên hơn hai lần so với trước 65 tuổi do cơ thành bụng yếu.
  • Sự trao đổi chất collagen bất thường.
  • Phẫu thuật mở cắt tuyến tiền liệt tận gốc.
  • Táo bón kinh niên
  • Ho dai dẳng kéo dài trong viêm phế quản mạn
  • Cổ trướng, các khối u lớn trong ổ bụng, u đại tràng
  • Tiền sử gia đình có người bị thoát vị bẹn.

3.      Triệu chứng của thoát vị bẹn như thế nào?

Trường hợp nhẹ thoát vị bẹn có thể có một số dấu hiêu:
  • Một khối phồng lên, dùng tay sờ được khi bạn gắng sức (ho, rặn, làm việc nặng…) và biến mất khi bạn nằm ngủ, nghỉ ngơi. Khác với khối u lúc nào cũng sờ thấy, khối thoát vị “lúc ẩn lúc hiện”, và chỉ lộ ra khi áp lực ổ bụng tăng.
  • Ở trẻ em, bạn có thể thấy một khối phồng ở vùng háng và sưng to hơn khi trẻ khóc. Nó có thể biến mất khi chúng ngủ
  • Đau đau tức đột ngột ở vùng bẹn khi đứng lâu, khi ho, rặn, gắng sức
  • Cảm giác yếu, áp lực, nóng rát hoặc đau ở háng hoặc bìu

Một số trường hợp bệnh nhân bị biến chứng nghẹt, tức là tạng thoát vị không thể chui trở lại vào ổ bụng, gây phù nề dẫn tới thiếu máu nuôi, hoại tử và nhiễm trùng. Nếu tạng thoát vị là ruột thì có thể gây tắc ruột, biểu hiện bởi các triệu chứng như:

  • Đau dữ dội
  • Buồn nôn và ói mửa
  • Sốt
  • Nhịp tim nhanh

Thoát vị nghẹt

4.      Các phương pháp điều trị bệnh thoát vị bẹn hiện nay là gì?

Hiện nay, phẫu thuật vẫn là phương pháp điều trị chính cho bệnh thoát vị bẹn. Đây là một phẫu thuật rất phổ biến và mang lại hiệu quả cao cho người bệnh nếu được thực hiện bởi bác sĩ có tay nghề cao. Bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật bằng phương pháp mổ mở hoặc nội soi tùy vào từng tình huống cụ thể.

điều trị thoát vị bẹn

Phẫu thuật nội soi: Bác sĩ sẽ rạch một số đường nhỏ trên bụng để dùng một ống soi có camera ở đầu và các dụng cụ chuyên dụng để gia cố vùng bẹn. Phương pháp này được đánh giá cao hơn nhờ ưu điểm ít xâm lấn, sẹo nhỏ và mau phục hồi.

5.      Điều gì sẽ xảy ra nếu thoát vị bẹn không được điều trị?

Thoát vị bẹn là bệnh lý lành tính, chỉ gây khó chịu cho người bệnh. Tuy nhiên, bệnh thường phát triển theo thời gian và nếu không được điều trị sớm có thể gây biến chứng như nghẹt khối thoát vị làm tắc lưu thông máu dẫn đến hoại tử ruột, viêm phúc mạc… Đây là tình trạng khẩn cấp cần phẫu thuật ngay vì có nguy cơ gây tử vong cao.

Khi điều trị trễ, tình trạng bệnh phức tạp hơn, cần cắt bỏ đoạn ruột, và có thể không đặt được lưới để gia cố vùng bẹn, do đó tăng nguy cơ tái phát.

6.      Các phương pháp phòng ngừa thoát vị bẹn

Việc phòng ngừa thoát vị bẹn chủ yếu tập trung vào việc hạn chế các yếu tố nguy cơ mắc bệnh như:

  • Có chế độ ăn nhiều chất xơ, dễ tiêu, tránh gây táo bón mãn tính
  • Không hút thuốc là để giảm nguy cơ ho mãn tính
  • Hạn chế những công việc phải mang vác nặng
  • Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ nhằm tầm soát những bệnh lý có nguy cơ dẫn tới thoát vị bẹn.

7.       Nếu bạn đang sống chung với tình trạng thoát vị bẹn cần lưu ý gì

Nếu bạn đang sống chung với chứng thoát vị bẹn mà chưa được chữa trị, bạn cần phải lưu ý:

  • Tránh một số bài tập hoặc vận động làm việc nặng (tập tạ, khuân vác…) khiến căng cơ bụng.
  • Cân nhắc việc giảm cân,
  • Bỏ hút thuốc
  • Thay đổi chế độ ăn uống để cải thiện chức năng ruột và ngăn ngừa tình trạng căng thẳng khi đi vệ sinh.

Đi thăm khám ngay nếu gặp tình trạng:

  • Thoát vị của bạn trông lớn hơn hoặc không thể đẩy lùi vào bên trong.
  • Sưng, đau dữ dội

8.      Điều trị Thoát vị bẹn tại Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn Nha Trang

Thăm khám và điều trị thoát vị tại Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn Nha Trang, khách hàng hoàn toàn yên tâm về chất lượng chuyên môn cũng như chất lượng dịch vụ. Tại bệnh viện Đa khoa Sài Gòn Nha Trang đã áp dụng thường quy các phương pháp điều trị thoát vị bẹn bao gồm phẫu thuật nội soi đặt tấm lưới nhân tạo, mổ mở iúp bệnh nhân thoát khỏi đau đớn và ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm.

Chia sẻ:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Quý khách có các thắc mắc liên quan đến phương pháp điều trị, chính sách ưu đãi, biểu phí, hình thức thanh toán vui lòng để lại thông tin và chúng tôi sẽ liên hệ lại.

Hoặc Quý khách có thể gọi đến tổng đài 02583.898.789 để được hỗ trợ.

Cảm ơn Quý khách.

ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

BỆNH VIỆN ĐA KHOA SÀI GÒN NHA TRANG
– Lô số 10 đường 19/5, KĐT Vĩnh Điềm Trung, Vĩnh Hiệp, Nha Trang, Khánh Hoà
– Điện thoại: 0258 3898789
– Fanpage: Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn Nha Trang

THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG: THỨ 2 ĐẾN THỨ 7
– Sáng 7h00 – 11h30
– Chiều 13h00 – 16h30
– Cấp cứu 24/7: 0889455115