TÌM HIỂU VỀ PHƯƠNG PHÁP SINH KHÔNG ĐAU TẠI NHA TRANG

Đau trong chuyển dạ được cảm nhận một cách khác nhau tùy thuộc vào tình trạng sinh lý, tâm lý của sản phụ. Cơn đau tăng dần lên trong quá trình chuyển dạ và đạt cường độ tối đa khi thai nhi di chuyển vào xương chậu của người mẹ. Đa số sản phụ (>70%) cảm thấy đau dữ dội hoặc không thể chịu đựng nổi.

1/ Sinh không đau tại Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn Nha Trang

Gây tê ngoài màng cứng hay còn gọi là đẻ không đau là kỹ thuật giúp sản phụ giảm đau hiệu quả tạo tâm lý thoải mái trong quá trình sinh nở.

Phương pháp này đã được triển khai tại Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn Nha Trang và được rất nhiều sản phụ lựa chọn. 

Tại khoa Sản – Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn Nha Trang đã có hàng trăm sản phụ sử dụng phương pháp sinh không đau này. Đây là phương pháp giúp mẹ “vượt cạn” an toàn, giảm thiểu đau đớn và tránh gây mất sức cho mẹ sau sinh. 

Bệnh viện có đội ngũ bác sĩ gây mê hồi sức với nhiều năm kinh nghiệm. Điển hình là BS CKII. Bùi Thị Minh Hải với trình độ chuyên môn cao. Bác sĩ Hải đã có hơn 28 năm kinh nghiệm và nhiều năm đào tạo nâng cao tay nghề tại các nước có nền Y tế phát triển, tiên tiến như Mỹ và Đức. Cùng sự hỗ trợ của trang thiết bị hiện đại hỗ trợ tính toán liều thuốc tê cho từng sản phụ để đạt độ tê phù hợp để sản phụ giảm đau, đảm bảo được sinh thường thành công.

Mẹ đón bé chào đời an toàn, khoẻ mạnh với phương pháp sinh không đau.

Bên cạnh đó, Khoa Phụ Sản của Bệnh viện cũng quy tụ nhiều Bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm và uy tín trong nghề được các mẹ bầu tại Nha Trang tin tưởng. Bác sĩ CKI Nguyễn Thị Dạ Hương với hơn 27 năm kinh nghiệm và chuyên môn cao đã giúp các mẹ có tâm lý thoải mái, an tâm trong khi sinh nở. 

Không chỉ vậy, tại Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn Nha Trang đã triển khai dịch vụ Xông sàn chậu – phục hồi sau sinh giúp các mẹ có một chuyến “vượt cạn” thoải mái như đi nghỉ mát. 

Kỹ thuật gây tê “Sinh không đau” sẽ được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa Gây mê hồi sức 24/24 giờ, tại khoa sản khi sản phụ có nhu cầu. Đây chính là món quà vượt cạn đầy ý nghĩa mà Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn Nha Trang gửi đến các mẹ. 

Ba mẹ cần tư vấn thêm vui lòng liên hệ Fanpage để được hỗ trợ tốt nhất: http://m.me/dakhoasaigonnhatrang

2/ Tìm hiểu về phương pháp gây tê

Đó là một kỹ thuật gây tê được thực hiện để giảm đau do cơn co thắt tử cung trong chuyển dạ. Bác sĩ Gây mê hồi sức sẽ đặt một ống thông rất nhỏ vào khoang ngoài màng cứng (Nếu là gây tê NMC) hoặc bơm thuốc vào khoang dưới màng cứng (Nếu là gây tê TS) ở cột sống lưng.

Thuốc gây tê sẽ được truyền liên tục qua ống thông (Nếu gây tê NMC) để ngăn chặn sự dẫn truyền thần kinh, ngăn chặn cơn đau trong quá trình chuyển dạ.

kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng

Kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng

3/ Khi nào có thể thực hiện gây tê

Bác sĩ sản khoa hoặc Nữ hộ sinh là người quyết định thời điểm tốt nhất để thực hiện gây tê. Đa phần, gây tê NMC được thực hiện khi cổ tử cung mở từ 3cm đến 6cm và > 6cm sẽ được gây tê (TS) nhưng có thể được thực hiện sớm hơn nếu đau nhiều hay trong một số trường hợp bệnh lý của mẹ. Đôi khi “Sinh không đau” cũng được thực hiện khi cổ tử cung mở hơn 8 cm, miễn là em bé chưa xuống quá sâu trong khung chậu của mẹ.

4/ Phương pháp gây tê được thực hiện như sau

Bác sĩ Gây mê hồi sức sẽ thăm khám trước khi thực hiện kỹ thuật, nhằm xác định những chống chỉ định khi thực hiện kỹ thuật gây tê.

Sản phụ phải hợp tác và giữ đúng tư thế khi được hướng dẫn, để tạo thuận lợi cho bác sĩ Gây mê hồi sức tiến hành thủ thuật và đặc biệt là làm giảm nguy cơ biến chứng.

Sản phụ được hướng dẫn ngồi hoặc nằm nghiêng một bên. Bác sĩ Gây mê hồi sức thực hiện kỹ thuật tìm khoang giữa 2 đốt sống.

Vùng lưng của sản phụ được sát trùng một cách cẩn thận và thực hiện gây tê khi đã xác định được khoang giữa 2 đốt sống, Bác sĩ Gây mê hồi sức sẽ đưa kim và đặt ống thông vào đó và được cố định dọc theo lưng của sản phụ.

Thuốc tê sẽ được bơm qua ống thông vào khoang NMC hoặc TS, cơn đau sẽ giảm hẳn sau khoảng 5 – 10 phút.

Tư thế nằm khi gây tê

Tư thế nằm khi gây tê

Tư thế ngồi khi gây tê

Tư thế ngồi khi gây tê

5/ Sản phụ không làm được phương pháp “Sinh không đau” khi:

  • Sản phụ sốt cao.
  • Nhiễm trùng tại vị trí tiêm ở lưng (mụn mủ, nhiễm trùng da, …).
  • Rối loạn đông máu.
  • Sản phụ có bệnh lý về thần kinh, bệnh lý cột sống.
  • Trường hợp đang chảy máu hoặc trong trường hợp cấp cứu.
  • Sản phụ bị thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa.
  • Vẹo cột sống (không phải là chống chỉ định tuyệt đối).

6/ Một số triệu chứng có thể có khi làm gây tê

6.1/ Nhức đầu sau gây tê (rất hiếm gặp)

Nhức đầu sau gây tê có thể gặp phải ở các trường hợp khó khăn trong quá trình thực hiện. Nguy cơ này sẽ không gặp nếu sản phụ bình tĩnh và hợp tác trong khi bác sĩ thực hiện.

Nếu có xảy ra, một số phương pháp điều trị hiệu quả để làm dịu cơn đau hoặc để ngăn ngừa cơn đau đầu một cách nhanh chóng. Chẳng hạn nằm nghỉ ngơi, uống nước nhiều, truyền dịch, dùng thuốc giảm đau,…

6.2/ Đau lưng

Đây chính là điều lo lắng nhất của sản phụ cũng như người thân khi họ tìm hiểu về phương pháp “Sinh không đau”. Về phương diện khoa học, không một nghiên cứu nào chỉ ra rằng đau lưng sau sinh là do gây tê. Trên thực tế, > 70% sản phụ không dùng phương pháp “Sinh không đau” khi đi sinh, vẫn gặp đau lưng sau sinh.

 Đau lưng sau sinh có thể do những nguyên nhân sau: sự biến đổi hình dạng cột sống khi mang thai, giãn dây chằng vùng cột sống lưng, tư thế không phù hợp trên bàn sinh do đau,… Tuy nhiên, nếu đau do gây tê ngoài màng cứng (NMC) tại vị trí tiêm, sẽ tự hết trong 48 giờ.

6. 3/ Biến chứng nhiễm trùng là rất hiếm (1/145.000)

phương pháp đẻ không đau

7/ Gây tê có ảnh hưởng đến thai nhi không ?

Thuốc tê sử dụng để gây tê hoàn toàn không gây nguy hiểm cho thai nhi.

Gây tê chỉ ngăn chặn dẫn truyền thần kinh (cảm giác đau) ở sản phụ, không gây độc cho thai nhi. Huyết áp của sản phụ được giữ ổn định và theo dõi thường xuyên.

BS.CK2. Bùi Thị Minh Hải
TK. Gây mê hồi sức

Chia sẻ:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Quý khách có các thắc mắc liên quan đến phương pháp điều trị, chính sách ưu đãi, biểu phí, hình thức thanh toán vui lòng để lại thông tin và chúng tôi sẽ liên hệ lại.

Hoặc Quý khách có thể gọi đến tổng đài 02583.898.789 để được hỗ trợ.

Cảm ơn Quý khách.

ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

BỆNH VIỆN ĐA KHOA SÀI GÒN NHA TRANG
– Lô số 10 đường 19/5, KĐT Vĩnh Điềm Trung, Vĩnh Hiệp, Nha Trang, Khánh Hoà
– Điện thoại: 0258 3898789
– Fanpage: Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn Nha Trang

THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG: THỨ 2 ĐẾN THỨ 7
– Sáng 7h00 – 11h30
– Chiều 13h00 – 16h30
– Cấp cứu 24/7: 0889455115