Ung thư tuyến giáp là căn bệnh ác tính phổ biến nhất chiếm hơn 90% trong tổng số bệnh nhân mắc các bệnh ung thư về tuyến nội tiết. Xếp thứ 9 trong các loại ung thư phổ biến nhất Việt Nam với hơn 5.400 ca mắc mới nhưng may mắn, đây là loại ung thư có tỉ lệ chữa khỏi cao.
Ung thư tuyến giáp hoàn toàn có thể điều trị thành công nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm, tiên lượng dành cho người bệnh ung thư tuyến giáp tốt hơn so với những loại ung thư khác.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi:
Chuyên gia Ngoại Lồng ngực – Mạch máu
Khoa Ngoại Tổng hợp – Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn Nha Trang
Ung thư tuyến giáp là gì? Có mấy loại?
Tuyến giáp là một tuyến nội tiết, nằm ở phần khí quản cổ, có 2 thùy phải và trái, nối với nhau bởi một eo tuyến giáp, có một phần tuyến giáp hình tam giác kéo từ eo tuyến giáp trên gọi là thùy tháp. Ung thư tuyến giáp(K tuyến giáp) xảy ra khi những tế bào bình thường ở tuyến giáp biến đổi thành những tế bào bất thường và phát triển không tuân theo sự kiểm soát của cơ thể.
K tuyến giáp được chia thành hai nhóm: K tuyến giáp thể biệt hoá và K tuyến giáp thể không biệt hoá.
Nhóm K tuyến giáp thể biệt hoá chiếm khoảng 90%, nhóm này tiến triển chậm, tiên lượng tốt, bao gồm:
- Ung thư biểu mô tuyến giáp nhú.
- Ung thư biểu mô tuyến giáp thể nang.
- Ung thư biểu mô tuyến giáp loại kết hợp thể nhú và nang.
Nhóm K thư tuyến giáp thể không biệt hoá chiếm khoảng 10%, nhóm này tiến triển nhanh, nhanh di căn, bao gồm:
- Ung thư biểu mô tuyến giáp thể tủy.
- Ung thư biểu mô tuyến giáp thể không biệt hoá.
Hầu hết K tuyến giáp là ung thư biểu mô nhú hoặc nang và thường không ác tính cao và hiếm khi gây tử vong. Ngược lại, ung thư biểu mô không sản sinh khá mạnh và có tiên lượng xấu, trong khi bệnh nhân ung thư biểu mô tủy di căn có thể sống nhiều năm nhưng nhìn chung không chống chọi được với căn bệnh ung thư của họ.
Ung thư tuyến giáp có thể điều trị hoàn toàn?
Như đã nói K tuyến giáp có tiên lượng tốt hơn so với những loại ung thư khác, K tuyến giáp thể biệt hóa hay gặp nhất với tỷ lệ khoảng 90% và có thể chữa khỏi hoàn toàn.
Theo bác sĩ Huỳnh Như Quốc Hùng, điều trị bướu giáp nhân và ung thư giáp hiện nay đã có những tiến bộ vượt bậc sóng cao tần RFA, phẫu thuật, liệu pháp iốt phóng xạ,…
Điều trị K tuyến giáp trạng dựa vào từng thể loại mô bệnh học cụ thể. Bao gồm phẫu thuật, điều trị I131, liệu pháp hormon thay thế, xạ trị ngoài, hóa trị, điều trị đích:
- Phẫu thuật: Đối với điều trị K tuyến giáp, phẫu thuật đóng vai trò quan trọng nhất. Phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp kết hợp với nạo vét hạch cổ hiện nay vẫn là phương pháp điều trị tối ưu nhất.
- Điều trị I131 là phương pháp điều trị bổ trợ giúp tiêu diệt những tế bào ung thư còn sót lại hoặc những tổn thương di căn xa.
- Điều trị hormon thay thế giúp duy trì bệnh ổn định, kéo dài thời gian xuất hiện tái phát.
- Xạ trị ngoài và hóa chất ít có giá trị với K tuyến giáp thể biệt hóa, thường được sử dụng đối với K tuyến giáp thể không biệt hóa và K tuyến giáp thể tủy.
Tầm soát định kỳ và không nên chủ quan với những triệu chứng sớm
Đa số các bệnh nhân K tuyến giáp tiến triển chậm, nhưng việc phát hiện sớm bệnh có ý nghĩa rất lớn đến kết quả điều trị. Tuy nhiên, hầu hết các bệnh K tuyến giáp biểu hiện như nhân giáp không triệu chứng nhiều người bệnh chỉ tình cờ phát hiện khi đi khám sức khỏe định kỳ. Do đó, mỗi người nên tập thói quen kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần hoặc ít nhất 1 năm/lần để phát hiện kịp thời các tình trạng bất thường của tuyến giáp, từ đó tăng khả năng điều trị và ngăn bệnh tái phát.
Ở giai đoạn muộn hơn, bạn có thể sờ thấy hạch cổ hoặc các triệu chứng của di căn xa như đau xương trong di căn xương…
Những triệu chứng trên có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác mà không phải là K tuyến giáp. Tuy nhiên khi có những triệu chứng này, bạn nên đi khám tại các cơ sở chuyên khoa.
Hoặc ngay khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường dưới dưới đây:
- Khó thở;
- Khó hoặc đau khi nuốt;
- Khàn giọng hoặc thay đổi giọng nói;
- Sụt cân không rõ nguyên nhân;
- Mệt mỏi;
- Sưng không đau ở phía trước cổ.
Những đối tượng nào nên đi khám sàng lọc ung thư tuyến giáp?
- K tuyến giáp tuyến giáp có thể gặp ở cả nam và nữ thường gặp từ 25 tuổi trở lên, tuy nhiên nữ giới chiếm tỉ lệ cao hơn.
- Từng phải chiếu xạ vào đầu hoặc cổ từ khi còn nhỏ, tuổi thanh thiếu niên
- Từng chiếu xạ trên cơ thể (chẳng hạn để cấy ghép tủy xương)
- Tiền sử người thân mắc bệnh ung thư biểu mô tuyến giáp, hội chứng Cowden, FAP, hoặc MEN II…
- Sống trong vùng gần lò phản ứng hạt nhân hoặc trong vòng bán kính 300km nơi xảy ra thảm họa hạt nhân.
Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn Nha Trang đã triển khai đầy đủ các kỹ thuật phục vụ cho khám sàng lọc và phát hiện sớm K tuyến giáp với các phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng như: siêu âm tuyến giáp, chụp X – Quang, chẩn đoán tế bào học (chọc hút kim nhỏ FNA), xét nghiệm hormone tuyến giáp (FT3, FT4, TSH), định lượng các kháng thể kháng tuyến giáp như Anti TG, Anti TPO, Thyroglobulin (Tg), TRAb…
Để biết thêm thông tin chi tiết quý khách vui lòng liên hệ hotline 02583 898789 hoặc gửi câu hỏi trực tiếp về Fanpage Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn Nha Trang.