Cẩn trọng với viêm loét dạ dày ở trẻ em: những điều cần biết để bảo vệ sức khỏe con bạn

Theo BSCKII. Cao Việt Dũng – Giám đốc chuyên môn bệnh viện, tình trạng trẻ nhỏ viêm loét dạ dày tá tràng có thể không có triệu chứng rõ ràng và khó chẩn đoán, thường ít gặp ở trẻ nhỏ nhưng cũng không phải là hiếm gặp.

I. Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến viêm loét dạ dày ở trẻ:

1. Do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori, thường gọi là vi khuẩn HP:

HP có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác qua đường tiêu hóa như ăn uống,…Vì vậy, khi trong gia đình có người thân như cha, mẹ bị nhiễm thì khả năng lây cho con cái khá cao. Đặc biệt, tập quán nhai, mớm cơm cho bé dễ dẫn tới lây truyền nếu người lớn mang bệnh.

Khác với loét xảy ra ở người lớn, người ta nhận thấy H. pylori (khuẩn HP) không được xem là thủ phạm của đa số các trường hợp loét dạ dày – tá tràng ở trẻ em.

2. Nguyên nhân khác (không do HP):

  • Một số thuốc có thể gây hại niêm mạc dạ dày như: kháng viêm không steroid, aspirin,corticoid,…vì thế khi dùng các thuốc này phải thực hiện đúng y lệnh của bác sĩ và uống thuốc sau ăn no.
  • Do chế độ ăn uống không phù hợp: Dạ dày của trẻ yếu hơn người lớn vì vậy nếu ăn nhiều thực phẩm chua cay, đồ uống có gas dễ khiến niêm mạc bị tổn thương.
  • Tinh thần căng thẳng, lo lắng nhiều, stress do áp lực học hành, thi cử,… cũng là những nguyên nhân có thể gây viêm loét dạ dày.

II.  Triệu chứng nhận biết khi trẻ bị viêm dạ dày tá tràng

1. Đau bụng

Tình trạng trẻ bị đau bụng là biểu hiện thường gặp. Các ghi nhận cho thấy khoảng 81 – 97% số trẻ viêm dạ dày tá tràng bị đau bụng. Tuy nhiên, tình trạng đau bụng ở trẻ thường không giống như ở người lớn.

Vị trí đau bụng có thể trên rốn hoặc quanh rốn, đau bụng thất thường có khi như giả vờ. Tình trạng đau thường xuất hiện lúc đói hoặc ngay sau ăn, kèm theo cảm giác nặng bụng, khó tiêu, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, nôn, nóng rát vùng ngực, đau gây thức giấc về đêm. Các triệu chứng thường tái diễn. Trẻ có thể chán ăn, sụt cân, hay mệt mỏi.

Vì vậy, phụ huynh thường hay chủ quan nghĩ rằng đau bụng do rối loạn tiêu hóa, đau bụng giun… nên bệnh được phát hiện muộn.

Bé thường xuyên nôn ói, thậm chí ói ra máu

Nôn ói là dấu hiệu đau dạ dày thường gặp ở trẻ, đặc biệt là các bé dưới 2 tuổi. Do nôn ói nhiều khiến khả năng hấp thụ dinh dưỡng kém. Trẻ em sẽ chậm tăng cân dẫn tới suy dinh dưỡng. Nếu bé bị nôn ói ra máu cần đưa tới bệnh viện để điều trị ngay tránh mất nhiều máu dẫn tới đe doạ đến tính mạng của trẻ.

Bé đi phân đen hoặc máu có thể là dấu hiệu viêm loét dạ dày ở trẻ em

Nhiều trường hợp trẻ em nhập viện do xuất huyết bao tử với tình trạng đi ngoài phân có máu tươi hoặc phân đen. Do các bậc phụ huynh không để ý quan sát phân của trẻ hàng ngày để tới khi bệnh nặng mới phát hiện ra.

“Để chẩn đoán viêm dạ dày tá tràng, việc chỉ định nội soi dạ dày tá tràng là cần thiết. Để tìm nguyên nhân, đặc biệt là tìm vi khuẩn H.Pylori, trong quá trình nội soi dạ dày, bác sĩ sẽ làm xét nghiệm tìm vi khuẩn H.Pylori (Clotest, mô bệnh học, nuôi cấy vi khuẩn) và các nguyên nhân khác.”

Tìm hiểu công nghệ nội soi dạ dày NBI tại BVĐK Sài Gòn Nha Trang

III. Điều trị viêm dạ dày tá tràng ở trẻ

Đa số các trường hợp viêm dạ dày tá tràng được điều trị ngoại trú bằng thuốc uống theo các phác đồ được cập nhật mới nhất.

Một số lời khuyên của bác sĩ khi trẻ bị viêm loét dạ dày – tá tràng:

Những điều nên làm:

  • Đảm bảo chế độ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng
  • Nên ăn đúng giờ, không để quá đói hoặc ăn quá no, nên ăn nhiều bữa nhỏ
  • Nên ăn thức ăn mềm, dễ tiêu, ít mỡ, ít chất kích thích
  • Dùng thuốc đầy đủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ
  • Nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng, lo âu
  • Tái khám theo hẹn hoặc thấy bất thường

Những điều nên tránh:

  • Không ăn bữa cuối trong ngày gần giấc ngủ (nên ăn cách đi ngủ > 3 giờ)
  • Không ăn thức ăn quá chua, quá cay, quá nóng, quá nhiều gia vị
  • Tránh cho trẻ uống cefe, trà, nước có ga, nước tăng lực
  • Tránh các thuốc ảnh hưởng đến dạ dày (nên báo bác sĩ trước khi sử dụng các thuốc khác uống kèm)
  • Không tự ngưng điều trị ngay cả khi trẻ cảm thấy đỡ nhiều.

Ngoài việc thực hiện tuân thủ dùng thuốc theo chỉ định của các bác sĩ, khi trẻ bị viêm loét dạ dày cha mẹ cần hết sức lưu tâm tới chế độ ăn uống. Chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ hỗ trợ tình trạng bệnh nhanh cải thiện hơn.

Tham khảo thêm thông tin: Dinh dưỡng cho trẻ viêm loét dạ dày tá tràng

Nếu cần tư vấn thêm về các bệnh lý đường tiêu hóa hoặc cần giải đáp những thắc mắc liên quan, bạn có thể liên hệ tới bệnh viện qua Fanpage hoặc hotline: 02583898789 để được hướng dẫn.

Chia sẻ:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Quý khách có các thắc mắc liên quan đến phương pháp điều trị, chính sách ưu đãi, biểu phí, hình thức thanh toán vui lòng để lại thông tin và chúng tôi sẽ liên hệ lại.

Hoặc Quý khách có thể gọi đến tổng đài 02583.898.789 để được hỗ trợ.

Cảm ơn Quý khách.

ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

BỆNH VIỆN ĐA KHOA SÀI GÒN NHA TRANG
– Lô số 10 đường 19/5, KĐT Vĩnh Điềm Trung, Vĩnh Hiệp, Nha Trang, Khánh Hoà
– Điện thoại: 0258 3898789
– Fanpage: Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn Nha Trang

THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG: THỨ 2 ĐẾN THỨ 7
– Sáng 7h00 – 11h30
– Chiều 13h00 – 16h30
– Cấp cứu 24/7: 0889455115