Tầm soát ung thư tuyến giáp tại BVĐK Sài Gòn Nha Trang

Tầm soát ung thư tuyến giáp tại BVĐK Sài Gòn Nha Trang

Để phát hiện sớm ung thư tuyến giáp thì việc khám, tầm soát căn bệnh này có vai trò rất quan trọng. Nhiều người bệnh có chung câu hỏi: khám tuyến giáp được thực hiện như thế nào, chi phí có nhiều hay không; trong 01 năm nên khám tầm soát bao nhiêu lần ….Cùng bệnh viện đa khoa Sài Gòn Nha Trang tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Nội dung chính

1. Nguyên nhân gây ung thư tuyến giáp

Ung thư tuyến giáp là bệnh xảy ra khi có sự bất thường trong sự phát triển của các tế bào tuyến giáp, là sự xuất hiện của các tế bào ung thư tạo thành khối u ác tính ở vùng tuyến giáp.

Hình ảnh tuyến giáp
Hình ảnh tuyến giáp

Hiện tại, vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ra căn bệnh này. Tuy nhiên, cần chú ý đến một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp như:

  • Rối loạn hệ miễn dịch: Là nguyên nhân đầu tiên, khi hệ miễn dịch bị rối loạn, chức năng sinh sản sinh ra các kháng thể có tác dụng chống lại sự xâm nhập của các virus, vi khuẩn bị suy giảm. Điều này tạo cơ hội cho các loại vi khuẩn, virus tấn công cơ thể, trong đó có tuyến giáp bị xâm hại, gây ung thư tuyến giáp.
  • Nhiễm phóng xạ: Cơ thể người có thể bị nhiễm phóng xạ qua đường tiêu hóa, qua đường hô hấp gây ảnh hưởng đến tuyến giáp.
  • Yếu tố di truyền: Thực tế cho thấy khoảng 70% bệnh nhân ung thư tuyến giáp có gia đình có bố mẹ, hoặc người thân mắc bệnh.
  • Yếu tố tuổi tác, thay đổi hoóc-môn: Ở độ tuổi 30- 50, ở phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2-4 lần so với nam giới. Nguyên nhân nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn là do yếu tố hoóc-môn ở phụ nữ kích thích quá trình hình thành bướu ở tuyến giáp, hạch tuyến giáp. Theo thời gian, các bướu này có thể phát triển thành ung thư.
  • Mắc bệnh tuyến giáp: Người bị bệnh bướu tuyến giáp, viêm tuyến giáp, bệnh basedow hoặc hoóc-môn tuyến giáp bị suy giảm sẽ có nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp cao hơn những người khác.
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc: Bệnh nhân mắc các bệnh về tuyến giáp sẽ được bác sĩ chỉ định uống i ốt phóng xạ, chính đây là một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp.
  • Các yếu tố nguy cơ khác: thiếu i ốt, uống rượu thường xuyên, hút thuốc lá, thừa cân, béo phì…

2. Dấu hiệu nhận biết

  • Bị khàn giọng: Một trong những dấu hiệu dễ nhận biết nhưng lại hay bị nhầm lẫn của ung thư tuyến giáp là giọng nói khàn. Bởi các dây thần kinh thanh quản kiểm soát các cơ mở và đóng dây thanh âm, nằm ngay phía sau tuyến giáp.
  • Khối u to, rắn, cố định trước cổ.
  • Khó nuốt, nuốt vướng, do u chèn ép.
  • Da vùng cổ có thể bị thâm nhiễm hoặc sùi loét chảy máu.
  • Siêu âm có thể nhận biết ung thư tuyến giáp.

Tầm soát ung thư tuyến giáp tại BVĐK Sài Gòn Nha Trang

Nếu nhận thấy những bất thường của cơ thể khi xuất hiện những triệu chứng trên bạn hãy đến ngay cơ sở chuyên khoa để khám và điều trị kịp thời. Ngoài ra, mỗi người nên thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để bảo vệ sức khỏe của mình.

3. Khám Tầm soát ung thư tuyến giáp tại Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn Nha Trang

Cũng như tất cả các quy trình thăm khám khác, khám tuyến giáp bao gồm khám lâm sàng và khám cận lâm sàng. Khám lâm sàng sẽ giúp các bác sĩ khai thác được triệu chứng, bệnh sử của bệnh nhân. Từ đó đưa ra những chỉ định lâm sàng phù hợp như các chỉ định xét nghiệm; chẩn đoán hình ảnh phù hợp để kiểm tra hoạt động và chức năng của tuyến giáp.

Chuẩn bị trước khi đi khám:

  • Người bệnh nên nhịn ăn từ 8 – 10 giờ trước khi lấy mẫu máu, vì thông thường xét nghiệm máu là một kỹ thuật quan trọng sẽ được chỉ định trong hầu hết các buổi khám tuyến giáp.
  • Trang phục: Có một lưu ý nhỏ, đó là bệnh nhân nên mặc áo có cổ rộng để các thao tác ở vùng cổ được thực hiện dễ dàng.

Quy trình 6 bước thăm khám

Để đăng ký vào khám quý khách lấy số chờ đến lượt sau đó đăng ký chuyên khoa khám và đóng tạm ứng. Số tiền tạm ứng ban đầu này sẽ được trừ vào các chi phí khám lâm sàng và cận lâm sàng, thuốc đến bước 6 quý khách cần hoàn tất thủ tục để nhận tiền hoàn trả hoặc đóng thêm nếu phát sinh thuốc.

khám tuyến giáp tại nha trang
Đăng ký khám tuyến giáp tại quầy tiếp nhận

Qúy khách di chuyển đến phòng khám trên phiếu chỉ định, và thăm khám trực tiếp với bác sĩ

Tùy thuộc vào các triệu chứng cụ thể trong khi khám lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân cần thực hiện xét nghiệm tuyến giáp nào. Các xét nghiệm tuyến giáp cần làm thường bao gồm:

1. Xét nghiệm TSH

TSH là hormone tuyến yên có tác dụng kích thích hormone tuyến giáp. Khi lượng hormone tuyến giáp vượt ngưỡng bình thường thì cơ chế điều hòa làm giảm TSH. Bởi vậy, xét nghiệm TSH là bắt buộc nhằm kiểm tra hoạt động của tuyến giáp.  

2. Xét nghiệm Thyroxine (T4)

Xét nghiệm T4 toàn phần giúp đo lường toàn bộ lượng thyroxin có trong máu. Đồng thời, xét nghiệm này giúp đánh giá chức năng, hoạt động của tuyến giáp có bình thường hay không. T4 trong máu tồn tại dưới 2 thể: thể liên kết với protein và thể tự do (FT4)     .

Việc đo lường T4 toàn phần chịu tác động bởi lượng protein trong máu. Đó là một trong những nguyên nhân bạn phải nhịn ăn khi thực hiện xét nghiệm này. 

 

3. Xét nghiệm Triiodothyronine (T3)

Triiodothyronine là một loại hormone giáp tồn tại ở dạng hoạt động. Nó được tạo ra từ T4. Xét nghiệm T3 toàn phần được thực hiện nhằm mục đích đo lường được số lượng Triiodothyronine sản sinh, hoạt động và lưu hành trong máu. Tương tự T4, T3 cũng có cả thể tự do là FT3.

xét nghiệm tuyến giáp

4. Xét nghiệm Thyroid peroxidase (TPOAb)

Thyroid peroxidase là một loại kháng thể được các tế bào cơ thể sản sinh ra. Nó có thể tấn công các tế bào khỏe mạnh một cách không thể kiểm soát được. Vì vậy việc xác định xem có loại kháng thể này tồn tại trong máu hay không là một căn cứ quan trọng để phát hiện bệnh. Nếu như phát hiện kháng thể này thì có nghĩa bạn đã mắc phải những chứng bệnh tuyến giáp tự miễn.

5. Xét nghiệm Thyroglobulin (TG)

Thyroglobulin là một loại protein do tuyến giáp sản xuất. Nếu như phát hiện có TG thì chứng tỏ là có những dấu hiệu tiền ung thư.

Siêu âm tuyến giáp: là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh bằng cách sử dụng sóng âm, là việc các bác sĩ sử dụng đầu dò của máy siêu âm đặt ở vùng cổ, sau đó máy siêu âm sẽ cung cấp hình ảnh chi tiết về đặc điểm, tính chất của tuyến giáp và các cấu trúc lân cận ở cổ.

Kỹ thuật siêu âm tuyến giáp như một phần của quá trình khám sức khỏe định kỳ. Siêu âm có thể cung cấp hình ảnh có độ phân giải cao của các cơ quan khác, giúp bác sĩ có thể hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe của bạn. Bác sĩ cũng có thể sẽ yêu cầu bạn làm siêu âm nếu bác sĩ nhận thấy có tình trạng sưng phù bất thường, đau hoặc nhiễm trùng để có thể phát hiện ra những nguyên nhân tiềm ẩn gây ra những triệu chứng này.

Siêu âm tuyến giáp thường được thực hiện trong thời gian khoảng 20-30 phút.

Khi siêu âm tuyến giáp người bệnh nằm trên một bàn kiểm tra và có thể được yêu cầu nằm nghiêng sang 2 bên hoặc nằm úp mặt xuống để hình ảnh siêu âm được rõ nét. Sau đó, bác sĩ sẽ bôi gel trong lên vùng cổ cần siêu âm và thiết bị đầu dò. Gel sẽ giúp đầu dò tiếp xúc an toàn với cơ thể và loại bỏ khí giữa đầu dò và da có thể chặn sóng âm thanh. Đầu dò được đặt trên vùng cổ và di chuyển qua lại trong khu vực cần kiểm tra.

Siêu âm tuyến giáp sẽ cung cấp tất cả các hình ảnh thực tế trong thời gian thực và hình ảnh thay đổi liên tục khi đầu dò di chuyển. Hình ảnh sẽ được thu lại lên màn hình máy siêu âm để bác sĩ quan sát các đặc điểm của vùng tuyến giáp và đưa ra chẩn đoán bệnh chính xác nhất.

Sinh thiết tuyến giáp: Phụ thuộc vào kết quả siêu âm, bạn sẽ cần được theo dõi sau khi siêu âm hoặc không. Bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bạn tiến hành sinh thiết bằng phương pháp chọc hút tế bào kim nhỏ tuyến giáp, có thể kiểm tra xem có sự tồn tại của tế bào ác tính ở tuyến giáp hay không.

Sau khi có đầy đủ kết quả xét nghiệm và siêu âm (trong trường hợp khách hàng có sinh thiết u giáp, kết quả sinh thiết sẽ được trả sau) người bệnh quay trở lại phòng khám ban đầu để nhận tư vấn từ bác sĩ

Sau khi hoàn tất thăm khám, quý khách di chuyển đến quầy thuốc nộp đơn nhận thuốc (nếu có) và tất toán để kết thúc hồ sơ khám bệnh.

Chia sẻ:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Quý khách có các thắc mắc liên quan đến phương pháp điều trị, chính sách ưu đãi, biểu phí, hình thức thanh toán vui lòng để lại thông tin và chúng tôi sẽ liên hệ lại.

Hoặc Quý khách có thể gọi đến tổng đài 02583.898.789 để được hỗ trợ.

Cảm ơn Quý khách.

ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

BỆNH VIỆN ĐA KHOA SÀI GÒN NHA TRANG
– Lô số 10 đường 19/5, KĐT Vĩnh Điềm Trung, Vĩnh Hiệp, Nha Trang, Khánh Hoà
– Điện thoại: 0258 3898789
– Fanpage: Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn Nha Trang

THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG: THỨ 2 ĐẾN THỨ 7
– Sáng 7h00 – 11h30
– Chiều 13h00 – 16h30
– Cấp cứu 24/7: 0889455115